STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 301

tuôn xuống”. Ông vẫn cứ chơi khi các sĩ quan chạy vào báo cáo đang có
đụng độ bên ngoài.

Một vài đơn vị may mắn được ở lại trận địa cũ. Sư đoàn bộ binh số 297 ở

phía nam Stalingrad đã hoàn thành trạm điều dưỡng dưới đất công phu của
mình trước khi quân Nga tấn cống. Họ sợ bị mất nó với tất cả các thiết bị y
tế, giường, bát đĩa và dao dĩa được chở từ Đức sang bằng xe lửa. Đến khi
phòng tuyến của Kessel đã được thiết lập, họ thở phào nhẹ nhõm vì cái bệnh
xá quý hóa của họ vẫn còn phía sau chiến tuyến vài kilomet.

Binh lính nhiều người vẫn chưa được phát trang phục mùa đông tiêu

chuẩn trước khi bị bao vây nên họ đành tự chế với các mức độ thành công
khác nhau. Bên dưới quân phục họ nhồi ngày càng nhiều các món từ quân
trang Soviet — áo chui cổ, quần thụng lót bông và quý nhất là áo bông. Khi
lạnh giá mạnh lên, mũ sắt trở thành ngăn đá, họ bèn quấn vải, khăn quàng,
thậm chí cả xà cạp Nga cho ấm. Họ thèm găng tay lông đến nỗi giết cả chó
đi lạc để lột da làm găng tay. Có người còn thử làm áo khoác bằng da ngựa
tự thuộc lấy, nhưng mấy thứ này đều thô thiển khó coi trừ phi mua chuộc
được ai vốn làm nghề đóng yên hay đóng giày giúp cho một tay.

Điều kiện mất vệ sinh nhất thường là ở những đơn vị bị các đợt tấn công

của quân Soviet đẩy ra phải làm lại trận địa ngoài thảo nguyên trống trải ở
đầu phía tây của vòng vây mới lập. “Ban đêm rét kinh hồn”, viên sĩ quan
pháo binh đã rút lui qua sông Đông viết trong nhật ký. “Liệu chúng tôi còn
ngủ ngoài trời bao lâu nữa? Thân thể không thể chịu đựng thêm được. Lại
còn bẩn thỉu và chấy rận nữa chứ!!!” Trong những điều kiện như vậy, binh sĩ
còn không có cơ hội đào hào giao thông và nơi vệ sinh. Lính nằm ngủ xếp
lớp như cá muối trong các hốc dưới đất trải vải mưa. Bệnh truyền nhiễm lan
nhanh. Bệnh lỵ có tác động làm yếu sức và xuống tinh thần; lính mất sức
ngồi chồm hổm dưới hào trên cái xẻng, xong xuôi rồi thì hất thẳng ra ngoài.

Viết thư về nhà binh lính thường giấu bớt cái dơ dáy trong cuộc sống của

mình. “Chúng tôi ngồi xổm với nhau”, Kurt Reuber viết, “trong cái hốc đào
bên thành khe ngoài thảo nguyên. Một cái hầm sơ sài và thiếu tiện nghi nhất.
Chỉ đất và bùn. Chẳng thể làm gì khác nữa. Có tí gỗ nào thì dùng để làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.