quân sông Đông và đưa Tập đoàn tăng số 1 và Tập đoàn quân số 17 ở
Kavkaz vào rọ.
Thậm chí trước khi Tập đoàn quân số 6 kịp cắm lại trên thảo nguyên giữa
sông Đông và sông Volga, Vasilevsky đã bàn bước tiếp theo với các tư lệnh
Phương diện quân Tây Nam và Voronezh. Ông đã trình dự thảo ban đầu của
mình cho Stalin vào đêm 26 tháng 11. Ngày dự kiến bắt đầu Chiến dịch Sao
Thổ là 10 tháng 12, nhằm kịp điều quân và tăng viện. Stalin nhất trí và bảo
ông thi hành. Tuy nhiên có một mối bận tâm cấp thiết hơn cần phải tính
trước. Đó là câu hỏi Manstein sẽ phản ứng thế nào để cứu Tập đoàn quân số
6.
Stalin lại bắt đầu bị chứng sốt ruột đặc trưng hành hạ. Ông muốn mọi thứ
phải có ngay — cả Chiến dịch Sao Thổ và nhanh chóng tiêu diệt Tập đoàn
quân số 6. Ông đã ra lệnh cho Tập đoàn quân cận vệ số 2, lực lượng mạnh
nhất của Hồng quân, triển khai ở phía tây Stalingrad, sẵn sàng đánh Rostov.
Nhưng, như Vasilevsky đã phát hiện vào tuần đầu tiên tháng 12, kể cả bị 7
tập đoàn quân Soviet quây, các sư đoàn của Paulus xem ra vẫn khó diệt hơn
họ tưởng.
Ngày 28 tháng 11, Stalin đề nghị Zhukov đánh giá ý định của địch. Hôm
sau Zhukov gửi báo cáo lên. “Lực lượng Đức bị vây có vẻ không có ý định
phá vây nếu không có quân tiếp viện từ hướng Nizhne-Chirskaya và
Kotelnikovo đến giải cứu”, ông viết. Phán đoán của ông đã đúng, nhưng nếu
xem xét tình hình kỹ hơn thì thấy đó là một lựa chọn thực tế duy nhất. Sau
khi gửi báo cáo cho Stalin, Zhukov đã thảo luận tình hình với Vasilevsky,
người mới được Stalin nhắc phải tập trung hết vào việc hạ Tập đoàn quân số
6 thôi. Hai ông tướng bàn mảnh với nhau rằng có lẽ phải hoãn Chiến dịch
Sao Thổ lại mà thay vào đó nghĩ ra một Chiến dịch Sao Thổ Nhỏ. Kế hoạch
là đánh vào sau lưng và cánh trái Cụm Tập đoàn quân sông Đông của
Manstein. Việc này sẽ khiến mọi ý định giải cứu Stalingrad phải chững lại.
* * *