tha mạng cho họ”. (Trích Mệnh lệnh số 55 của Dân ủy Quốc phòng, I.
Stalin).
* * *
Lần đầu tiên một đội quân lớn của Đức bị bao vây ở xa quê nhà, được
lệnh tử thủ để rồi rốt cuộc bị bỏ mặc cho số phận lẽ dĩ nhiên đã gây ra những
tranh cãi sôi nổi trong nhiều năm. Nhiều người trong cuộc và sử gia Đức
buộc tội Paulus đã không chống lệnh mà phá vây. Tuy nhiên, nếu có ai ở
một vị thế có thể hướng dẫn Paulus, người không có đủ các thông tin quan
trọng, thì đó chỉ có thể là thủ trưởng trực tiếp của ông, Thống chế Manstein.
“Một người có thể thờ hai chủ không?” Strecker đã nhận xét khi Hitler gạt
bỏ chiến dịch Sấm Rền, một kế hoạch phá vây tiếp theo sau chiến dịch Bão
Mùa đông. Nhưng quân đội Đức chỉ có một chủ. Lý lịch làm thân tay sai từ
năm 1933 của hầu hết các sĩ quan cao cấp đã làm cho quân đội hèn hạ và
yếu kém về chính trị. Thực tế, thất bại nhục nhã ở Stalingrad là cái giá mà
quân đội phải trả cho những năm tháng ưu đãi và tôn vinh vênh vang dưới
cái ô Quốc xã. Không có chuyện lựa chọn chủ, chỉ còn gia nhập đội ngũ
xung quanh Henning von Tresckow và Stauffenberg nữa thôi.
Phần lớn thời gian đã tiêu tốn để tranh cãi liệu một cuộc phá vây có khả
thi không trong nửa sau tháng 12, mặc dù các chỉ huy xe tăng đã thừa nhận
rằng “cơ hội phá vây thành công giảm theo từng tuần”. Bộ binh thậm chí
còn ít ảo tưởng hơn. “Bọn con chỉ còn thoi thóp”, một hạ sĩ viết về nhà,
“khó mà bước nổi vì đói và mệt”. Bác sĩ Alois Beck đã phản bác “ảo mộng”
rằng “nên có một cuộc phá vây tiếp theo”. Lính Nga sẽ bắn hạ “những binh
lính tê cóng như bắn thỏ” vì trong trạng thái suy nhược như thế người lính
không thể mang theo súng đạn lội qua lớp tuyết dày cả nửa mét, bên trên
còn đóng băng. “Mỗi bước đều là cực hình”, một sĩ quan tham mưu Sở Chỉ
huy Tập đoàn quân số 6 nhận xét. “Đó giống như Berezina vậy”.
Cả cuộc tranh luận “Phá vây hay Cầm cự” vì vậy chỉ đơn thuần là suy
diễn kinh viện từ chứng cứ thực tế. Quả thực có người ngờ rằng một người