chúng tôi”, một người lính viết, “ngài sẽ luôn - và tôi tin chắc điều đó - cố
gắng giúp chúng tôi càng nhanh càng tốt”. Ngay cả một vị tướng hoài nghi
như Strecker có vẻ cũng động tâm. “Hy vọng mới lại xuất hiện”, ông viết,
“vẫn còn ít nhiều lạc quan về hiện tại và tương lai trước mắt”.
Mặt khác, Paulus lúc đó vẫn canh cánh lo về thành công ngày một lớn của
tuyên truyền Soviet. Cục 7 của Bộ Chỉ huy Phương diện quân sông Đông
phụ trách “tuyên truyền chiến dịch” theo dõi sát sao việc nhận dạng Sư đoàn
bộ binh số 44 và Sư đoàn bộ binh số 376 của Tướng Edler von Daniels là
những đơn vị để tập trung tác động.
Sáng sớm ngày 3 tháng 1, Paulus đến Sư đoàn bộ binh Áo số 44, “ngay
sau chương trình phát thanh của các tù binh thuộc Sư đoàn bộ binh số 44”.
Họ nói về những thiếu thốn lương thực và đạn dược và về thương vong nặng
nề. “Tư lệnh muốn phải có cảnh báo về hậu quả đối với người nghe chương
trình này”, báo cáo của Tập đoàn quân số 6 viết. “Binh sĩ nào đã nghe cần
phải ý thức được rằng, tên tuổi của họ sẽ được báo cáo và họ sẽ phải đối mặt
với tòa án binh”. Trong lúc Paulus họp với Tướng Heinrich-Anton Deboi,
chỉ huy sư đoàn, bên ngoài lại có thêm “một cuộc tấn công mạnh có xe
tăng”.
Ngay sáng hôm sau, Paulus tới thăm chỉ huy lực lượng Romania trong
“khu pháo đài”, nơi có nhiều binh sĩ bị cóng giá do thiếu trang phục, “nhất là
ủng, quần dài và tất”. Số người đào ngũ tăng cao buộc Paulus phải đưa ra
kết luận: “Phải tiến hành phản tuyên truyền đáp lại truyền đơn Nga in bằng
tiếng Romania”.
Các tiểu đoàn và đại đội quá yếu đến nỗi chỉ còn là cái tên. Trong số hơn
150.000 lính trong Kessel chỉ có chưa tới 1/5 là lính tuyến trước. Nhiều đại
đội chỉ còn vài chục người có thể làm nhiệm vụ. Các đơn vị xé lẻ ghép vào
làm cho các nhóm chiến đấụ trở nên hỗn tạp. Lính bộ binh cơ giới (vốn
thuộc sư đoàn xe tăng) trong đại đội Thượng sĩ Wallrawe thấy mình bị ghép
“với các đại đội của Luftwaffe và các trung đội Cossack” rồi bị đưa ra bảo
vệ trận địa gần Karpovka. Đó là một nơi xui xẻo. Nhìn qua bản đồ là nhận ra