Nhiên liệu thiếu trong cuộc rút lui này làm cho việc chuyển thương binh
càng khó hơn bao giờ. Các thương bệnh binh bị chất lên xe tải, sau đó xe lại
nằm chết dí một chỗ thì đành chết cóng ngoài trời. Những “binh lính mặt
bầm đen” đến được Pitomnik choáng váng trước cảnh tượng ở đó. “Sân
bay”, một sĩ quan trẻ ghi lại, “hết sức nhốn nháo: những đống xác chết mà
người ta khiêng từ các căn hầm và lều bạt chứa thương binh ra chất thành
đống; các cuộc tấn công của quân Nga; các trận pháo kích; máy bay vận tải
Junkers hạ cánh”.
Thương binh nhẹ và đám giả bệnh giống như một đám ăn mày rách rưới
cố chạy đến máy bay khi chúng vừa hạ cánh, cố leo lên. Hàng dỡ xuống bị
họ ném sang bên hoặc lục lọi tìm đồ ăn. Những người yếu nhất trong bọn bị
dẫm bẹp. Quân cảnh dã chiến nhanh chóng mất kiểm soát tình hình, nhiều
lúc đã phải nổ súng. Nhiều thương binh nặng được vào hợp pháp cũng
không biết họ có thoát ra khỏi địa ngục này không.
Lúc đó thì Thượng sĩ Wallrawe bị trúng đạn vào bụng. Trong Kessel đó
thường là án tử hình, nhưng anh này đã quyết tâm tự cứu mình. Hai hạ sĩ đã
đưa anh từ trận địa rút ra sau và đẩy anh lên một chiếc xe tải với các thương
binh khác. Lái xe lái thẳng đến sân bay Pitomnik. Khi chỉ còn hơn 3 km nữa
thì xe hết xăng. Lái xe được lệnh phá hủy xe trong trường hợp như vậy. Anh
ta không thể làm gì cho thương binh, đành “bỏ mặc họ cho số phận”. Bất
chấp vết thương rất đau, Wallrawe biết rằng nếu không đến được máy bay
thì anh chết chắc. “Tôi phải bò hết quãng đường còn lại đến sân bay. Lúc đó
đêm đã xuống. Trong một lều bạt lớn tôi được sơ cứu một chút. Trong cuộc
không kích ban đêm có mấy quả bom rơi giữa các lều, phá hủy mất vài căn”.
Trong cảnh hỗn loạn hôm ấy, Wallrawe đã xoay xở lên được một chiếc “Ju”
vào lúc 3 giờ sáng.
Tại Pitomnik, một cơ hội ngẫu nhiên cũng có thể cứu được mạng một
thương binh trong khi hàng trăm người khác bị bỏ lại cho chết trên tuyết
lạnh. Alois Dorner, một pháo thủ thuộc Sư đoàn bộ binh số 44, bị thương
vào tay trái và hông trái do mảnh pháo, đã phát hoảng trước cảnh tượng ở
Pitomnik. “Đây là thảm cảnh ghê gớm nhất tôi từng chứng kiến trong đời.