STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 427

đến đâu do thiếu chăm sóc y tế, nhất là thiếu thốn hậu cần thì khó mà tính
đếm được. Trong số 91.000 tù binh bị bắt vào cuối trận đánh, đến mùa xuân,
nhiều người đã chết. Chính Hồng quân cũng thừa nhận trong các báo cáo sau
đó rằng, mệnh lệnh chăm sóc tù binh đã không được tuân thủ, và cũng
khống thể biết có bao nhiêu tù binh bị bắn trong và sau khi bị bắt, thường là
bị người ta trả thù cho cái chết của người thân hoặc đồng đội.

Tỷ lệ tử vong trong những nơi gọi là bệnh viện quả là đáng sợ. Hệ thống

đường hầm ở khe núi Tsaritsa được thiết kế lại thành “bệnh viện tù binh số
1’’ vẫn to nhất và kinh khủng nhất chỉ vì không còn nhà cửa gì sót lại để
tránh rét. Tường vách đẫm nước, thiếu không khí, đã thế lại còn mất thêm
oxy cho những ngọn đèn dầu làm bằng vỏ đổ hộp, ngọn lửa chập chờn cứ tắt
liên tục khiến đường hầm tối mù. Mỗi gian chỉ đủ để người bị thương nằm
sát vào nhau trên nền đất nện ẩm ướt, thành ra trong bóng tối nhập nhoạng
khó mà không đạp phải cái chân bị cước lạnh của ai đó khiến người ta hét
lên đau đớn. Nhiều bệnh nhân cóng giá đã chết vì hoại tử do bác sĩ không
thể xử lý được. Đó là chưa nói tình trạng ốm yếu mà cưa chân không thuốc
mê họ có sống được không.

Tình trạng của nhiều người trong số 4.000 bệnh nhân là hết sức đáng

thương và các bác sĩ cũng bó tay vì nấm lây lan nhanh ở thịt thối. Họ hầu
như không có băng gạc hay thuốc men gi còn sót lại. Ung nhọt và lở loét tạo
điều kiện để vi khuẩn uốn ván từ môi trường bẩn thỉu xâm nhập. Trang thiết
bị vệ sinh thì không biết nói thế nào, chẳng hạn chỉ có một cái xô dành cho
những người bị lỵ, còn ban đêm thì không có đèn. Nhiều người quá yếu đến
không đứng dậy được trong khi không có đủ hộ lý để giúp hết mọi người.
Các hộ lý quá yếu vì suy dinh dưỡng nhưng vẫn phải xuống khe xách nước ô
nhiễm lên và chẳng bao lâu cũng bị lây nhiễm.

Các bác sĩ thậm chí đến danh sách bệnh nhân cho ra hồn cũng không có,

đừng nói đến ghi bệnh. Lính Nga tuyến sau cũng như các đơn vị cứu thương
còn bớt xén thuốc men của họ, cả thuốc giảm đau cho lính của mình.

Các sĩ quan quân y Nga phát khiếp với tình trạng này. Một số tỏ ra đồng

cảm. Người chỉ huy đồn trú chia sẻ thuốc lá của mình cho các bác sĩ Đức,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.