STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 45

đoàn quân lớn với nhiều quân đoàn “khiến chúng khó tổ chức chỉ huy và
kiểm soát trong chiến đấu, nhất là chúng ta có quá nhiều sĩ quan trẻ và thiếu
kinh nghiệm”. “Vì vậy”, ông viết, “Stavka tin rằng cần phải chuẩn bị thay
đổi sang hệ thống các tập đoàn quân nhỏ chỉ gồm nhiều nhất năm hoặc sáu
sư đoàn”. Bước đi này khi cuối cùng được phổ biến đã cải thiện đáng kể tốc
độ phản ứng, chủ yếu là nhờ cắt giảm cấp quân đoàn trong sơ đồ chỉ huy
giữa tập đoàn quân và sư đoàn.

Sai lầm lớn nhất của các chỉ huy Đức là đánh giá thấp “Ivan”, cách gọi

lính Hồng quân. Họ nhanh chóng nhận ra rằng dù bị vây hay hay lạc đơn vị
thì những người lính Soviet vẫn tiếp tục chiến đấu trong khi lính các quân
đội phương Tây thì đã ra hàng rồi. Ngay từ buổi sáng đầu tiên của Chiến
dịch Barbarossa đã có vô số tấm gương dũng cảm, hy sinh thân mình, mặc
dù có lẽ không nhiều bằng những trường hợp hoảng loạn, nhưng phần lớn là
do bối rối. Cuộc tử thủ của pháo đài Brest-Litovsk là thí dụ điển hình nhất.
Bộ binh Đức đã chiếm được pháo đài sau một tuần chiến đấu ác liệt, thế
nhưng một số lính Hồng quân vẫn cầm cự được gần một tháng kể từ trận tấn
công đầu tiên mà không cần tiếp viện đạn dược hay lương thực. Một trong
những người lính tử thủ đã nguệch ngoạc trên tường: “Tôi sẽ chết nhưng
không đầu hàng. Vĩnh biệt Tổ quốc. 20/VII- 41”. Mảnh tường này hiện vẫn
được trân trọng lưu giữ trong Bảo tàng trung ương các lực lượng vũ trang tại
Moskva. Điều không được nhắc đến là một số chiến sĩ Soviet bị thương bị
bắt trong pháo đài đã cố gắng sống sót qua các trại tù Quốc xã cho đến khi
được giải phóng năm 1945. Đáng lẽ được đối xử như những anh hùng thì họ
lại bị SMERSH tống thẳng tới trại cải tạo (Gulag), căn cứ vào mệnh lệnh
của Stalin rằng bất kỳ ai để rơi vào tay quân thù đều là phản quốc. Stalin
thậm chí chối bỏ cả con trai mình là Yakov, bị bắt gần Vitebsk ngày 16 tháng
7.

Đến hè, khi đã đỡ hỗn loạn hơn, sức kháng cự bên phía Nga trở nên ngoan

cường hẳn. Tướng Halder hồi đầu tháng 7 còn cảm thấy chiến thắng đã
trong tầm tay thì không lâu sau đã không còn dám chắc nữa. Ông viết trong
nhật ký: “Khắp mọi nơi quân Nga đánh đến người cuối cùng; chỉ thỉnh
thoảng mới đầu hàng”. Guderian cũng công nhận rằng lính bộ binh Nga

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.