STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 63

Cảng. Bốn ngày sau, Hitler phát biểu chào mừng Quốc hội Đức nhóm họp
tại Berlin Kroll Opera, rằng ông đã tuyên chiến với Hoa Kỳ.

Trong tuần thứ hai của tháng 12, Stalin hết sức hả hê tin rằng quân Đức đã

đến lúc tan rã. Các báo cáo về quân Đức rút lui với cảnh những khẩu pháo bị
vứt bỏ, xác ngựa và xác lính đông cứng vùi trong tuyết gợi nhớ đến một năm
1812 khác. Ở tuyến sau quân Đức cũng đã có những dấu hiệu hoảng loạn.
Xe của các đoàn hậu cần vốn thường trở nên vô dụng do điều kiện thời tiết
tệ hại giờ lại bị tấn công bất ngờ ở sâu trong hậu tuyến. Nỗi khiếp sợ bản
năng về nước Nga man rợ trỗi dậy trong lòng. Họ cảm thấy quê nhà sao quá
xa xôi.

Bị ám ảnh bởi cơ hội này, Stalin cũng rơi vào sai lầm giống như Hitler là

chỉ tin vào sức mạnh của ý chí mà không tính đến thực tế đảm bảo hậu cần,
khó khăn trong vận chuyển và quân lính đã kiệt sức. Tham vọng của ông
không biết đến giới hạn khi nhìn lên tấm “bản đồ hạ quyết tâm” của Stavka.
Ông yêu cầu phản công cấp tập hơn nữa vào Cụm Tập đoàn quân Trung
tâm. Ngày 5 tháng 1 năm 1942, kế hoạch tổng tấn công của Stalin đã được
đưa ra trình bày trong cuộc họp chung cả Stavka và Ủy ban Quốc phòng Nhà
nước. Ông muốn mở cuộc tấn công chính lên hướng bắc phá tan vòng vây
Leningrad, một mũi xuống phía nam - đến tận phần lãnh thổ đã mất ở
Ukraina và Krym. Ý tưởng này được nguyên soái Semyon Timoshenko
nhiệt liệt ủng hộ. Zhukov và những người cố can ngăn đều bị gạt phắt.

Hitler cũng đang ngập đầu trong những suy tư về năm 1812 nên đã ra một

loạt mệnh lệnh cấm rút lui. Ông tin rằng nếu có thể trụ lại qua mùa đông thì
họ có thể giải được lời nguyền lịch sử về chuyện xâm lược nước Nga.

Sự can thiệp của Hitler từ lâu đã là đề tài bàn cãi. Có người cho rằng

quyết định của ông đã cứu quân đội Đức khỏi bị tiêu diệt. Người khác lại tin
rằng yêu cầu bám trụ bằng mọi giá của ông dẫn đến những tổn thất kinh
hoàng và vô ích những người lính thiện chiến mà nước Đức không thể kham
nổi. Cuộc rút lui chưa bao giờ lâm vào cảnh tháo chạy, ít ra là vì Hồng quân
thiếu phương tiện liên lạc, nguồn lực dự bị và phương tiện vận chuyển để
tiếp tục truy đuổi. Thế nhưng Hitler lại tin rằng sức mạnh ý chí của ông khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.