SỰ BÌNH AN KHÔNG GÌ LAY CHUYỂN - Trang 12

12 • Thiền sư Ajahn Chah

như nó đích thực là, Phật trở thành ''Người hiểu biết thế gian
một cách rõ ràng và bao trùm''.

Nói về đề tài thiền định (samatha) và thiền tuệ minh sát

(vipassanā), điều quan trọng là phải phát triển những trạng
thái định và tuệ này trong tâm chúng ta. Chỉ khi nào chúng
ta tự mình tu tập những trạng thái đó thì ta mới tự mình biết
chúng thực sự là gì. Chúng ta có thể đi tìm học nghiên cứu
kinh sách nói về những yếu tố tâm lý của tâm (tâm sở),
nhưng loại hiểu biết trí thức qua sách vở đó là vô dụng,
không thực sự có khả năng nhổ bỏ những gốc rễ ích kỷ tham,
sân, si. Chúng ta chỉ học biết lý thuyết về tham, sân, si; chỉ có
thể mô tả những đặc tính khác nhau của những ô nhiễm
trong tâm. Đại khái như tham là vầy; sân là vậy; si được định
nghĩa là như vầy. Chúng ta chỉ mới biết những bản chất đó
về mặt lý thuyết, chúng ta chỉ có thể nói về chúng ở mức độ
lý thuyết vậy thôi. Chúng ta biết và chúng ta thông minh trí
thức, nhưng khi những ô nhiễm đó thực sự khởi sinh trong
tâm, liệu chúng có khởi sinh như lý thuyết đã nói hay
không? Ví dụ, khi chúng ta trải nghiệm thứ gì khó chịu,
chúng ta có phản ứng và dính vào một trạng thái xấu (khó
chịu) hay không? Ta có dính chấp nó không? Ta có thể buông
bỏ nó không? Nếu có sân khởi sinh và chúng ta nhận ra nó,
chúng ta có dính theo nó không? Hoặc khi ta đã nhìn thấy
nó, ta có buông bỏ nó không? Nếu chúng ta biết rằng: khi
chúng ta nhìn thấy thứ gì ta không thích, ta khởi tâm sân
ghét, vậy thì chúng ta phải quay lại học và tu tập lại từ đầu.
Bởi vì việc tu tập và sự phản ứng của chúng ta vẫn chưa
đúng đắn. Chúng ta vẫn còn khởi tâm dính theo sự xấu, sự
tốt, sụ sướng, sự khổ. Sự tu tập chưa được hoàn thiện. Khi
việc tu đã đến mức hoàn thiện, sự buông bỏ sẽ xảy ra. Hãy
nhìn sự tu tập theo ánh sáng này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.