14 • Thiền sư Ajahn Chah
Cứ thực tập như vậy. Nếu người ta thích nói nhiều về
lý thuyết, đó là chuyện của họ. Nhưng dù có nói có bàn đến
đâu đi nữa thì sự thực hành cũng quay về một điểm này
ngay đây, ngay sự-biết này. Khi có gì khởi sinh, nó khởi sinh
ngay đây. Dù nhiều hay ít, nó khởi sinh ngay đây. Khi nó
ngừng, nó cũng ngừng ngay đây. Chứ còn ở đâu khác? Đức
Phật gọi điểm này là “Sự Biết”. Khi sự-biết biết đường lối của
mọi thứ một cách chính xác, theo đúng lẽ thực của sự thật,
thì chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa của cái tâm. Mọi thứ không
ngừng giả lừa. Ngay trong khi bạn nghiên cứu về chúng,
chúng cũng đồng thời giả lừa bạn. Tôi phải nói cách khác ra
sao? Là ngay cả khi bạn biết về chúng, rõ ràng bạn vẫn bị
chúng che mờ ngay tại nơi bạn biết chúng. Tình cảnh thực sự
như vậy. Vấn đề là vầy: theo ý kiến của tôi, Phật đã không
muốn chúng ta chỉ biết những thứ đó được gọi là gì. Giáo lý
của Phật có mục tiêu là chỉ ra cách thức để chúng ta giải
thoát mình khỏi những thứ hữu vi giả lừa đó thông qua việc
điều tra tìm thấy những nguyên nhân tìm ẩn bên dưới
những thứ đó.
Giới, Định, Tuệ
Lúc xưa tôi tu tập Giáo Pháp mà không biết gì nhiều.
Tôi chỉ biết rằng con đường giải thoát bắt đầu bằng Giới
Hạnh (sīla).
2
Giới hạnh là sự bắt đầu đẹp đẽ của con đường
Đạo. Sự bình an sâu lắng của trạng thái định (samādhi) là
khúc giữa đẹp đẽ. Và trí tuệ (paññā) khúc cuối đẹp đẽ. Cho
dù chúng có thể được phân chia thành những mảng tu tập
khác nhau, nhưng khi chúng ta nhìn sâu hơn vào bên trong
chúng, chúng ta thấy ba phẩm chất này hội tụ với nhau
2
[Sila: Giới Hạnh có nghĩa rộng bao hàm cả những việc như: sống lối sống
có đạo đức, tuân theo những giới luật, và cư xử theo tư cách có giới hạnh là
không làm hại người và hại mình. Trong ngữ cảnh này, sila cũng có thể dịch
là Đức Hạnh.]