Lẽ sinh diệt, lý tu hành • 15
thành một. Để duy trì giới hạnh, bạn phải có trí biết, trí tuệ.
Chúng ta thường khuyên dạy nhau phải tu dưỡng những
chuẩn mực đạo đức trước, bằng cách tuân giữ năm giới hạnh
căn bản để đức hạnh của chúng ta được chắc vững. Tuy
nhiên, việc hoàn thiện đức hạnh cần phải có nhiều trí tuệ
hiểu biết. Chúng ta phải biết xem xét những lời nói và hành
động của chúng ta, và biết phân tích những hậu quả của
chúng. Tất cả đó là công việc của trí tuệ hiểu biết. Thực vậy,
chúng phải dựa vào sự hiểu biết trí tuệ của chúng ta để tu
dưỡng phần giới hạnh.
Theo lý thuyết, giới hạnh có trước, rồi mới có định
tâm, rồi có trí tuệ; thứ tự là giới, định, tuệ. Nhưng khi suy xét
kỹ về chỗ này, tôi thấy phần trí tuệ hiểu biết mới là viên đá
nền móng cho tất cả mọi phần tu tập khác. Để hoàn toàn hiểu
biết về những hậu quả của những điều ta nói và làm—đặc
biệt là những hậu quả xấu— thì chúng ta cần phải dùng trí
tuệ hiểu biết để dẫn dắt và giám sát, để suy xét kỹ sự vận
hành của luật nhân quả. Cách làm đó sẽ thanh lọc những
hành động và lời nói của chúng ta. Khi chúng ta đã quen biết
rõ về những hành vi nào là đạo đức và hành vi nào là vô đạo
đức, thì chúng ta nhìn ra chỗ để tu tập tu sửa. Từ đó chúng ta
dẹp bỏ những điều xấu và tu dưỡng những điều tốt. Chúng
ta dẹp bỏ những điều sai và tu dưỡng những điều đúng đắn.
Đó là giới-hạnh. Khi chúng ta tu dưỡng như vậy, tâm sẽ dần
dần trở nên vững chắc và ổn định. Một cái tâm vững chắc và
không lay động là không còn bất an, lo sợ, mặc cảm, hối hận
và ngu mờ về những hành động và lời nói của mình. Ngay
chỗ này là sự ổn định của tâm, đây là sự định-tâm (samādhi).
Sự hợp nhất ổn định của tâm tạo nên một nguồn năng
lượng thứ hai và mạnh mẽ hơn trong việc tu của chúng ta,
giúp ta có thể quán xét sâu sắc hơn về những thứ bên ngoài
như cảnh sắc, âm thanh... mà ta trải nghiệm. Khi tâm đã