Lẽ sinh diệt, lý tu hành • 17
muốn nhục dục khởi lên, khi sân giận và si mê có mặt, con
đường Đạo này có năng lực cắt bỏ chúng đến tận gốc rễ.
Khuôn khổ của sự tu là Bốn Chân Lý [Tứ Diệu Đế] mà
Đức Phật đã tìm ra, đó là: (i) Có sự khổ ở khắp nơi (dukkha),
(ii) có nguyên nhân của khổ (samudaya), (iii) có sự chấm dứt
khổ (nirodha), và (iv) có con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ
(magga). Con đường Đạo này gồm ba phần là giới, định, tuệ;
đó là khuôn khổ để tu tập cái tâm. Ý nghĩa đích thực của
những danh từ đó không thể tìm thấy ở chỗ ngôn từ, mà nó
được tìm thấy ở sâu trong tâm này, nhờ vào sự tu tập thực
sự. Đó là giới, định, tuệ. Ba phần đó quay tròn liên tục. Bát
Thánh Đạo bao trùm mọi hình sắc, âm thanh, mùi hương,
mùi vị, cảm nhận của thân hoặc đối tượng của tâm. Khuôn
khổ để tu hành theo Giáo Pháp chính là Tứ Diệu Đế: xoay
quanh sự khổ. Tuy nhiên, nếu các phần của Bát Thánh Đạo
vẫn còn yếu và song sênh, thì những ô nhiễm vẫn chiếm lĩnh
trong tâm chúng ta. Nếu Bát Thánh Đạo được mạnh mẽ và
dũng mãnh, nó sẽ chinh phục và tiêu diệt những ô nhiễm.
Nếu những ô nhiễm quá mạnh và quá cương trong khi Đạo
còn yếu sức và non nớt, thì lúc đó những ô nhiễm sẽ còn
khuất phục Đạo. Lúc đó những ô nhiễm vẫn còn chinh phục
cái tâm. Nếu sự biết còn chưa được nhanh và nhạy bén vào
lúc các hình sắc, cảm giác, nhận thức, và ý nghĩ được trải
nghiệm, thì những thứ [sắc, thọ, tưởng, hành] đó sẽ chiếm
lĩnh tâm và phá hoại chúng ta. Con đường Đạo và những ô
nhiễm diễn tiến theo kiểu như vậy. Khi sự tu tập trong tâm
tiến triển, hai thế lực đó phải chiến đấu nhau để dành nhau
từng bước tiến. Giống như có hai kẻ chiến đấu tranh cãi nhau
bên trong tâm, phần ô nhiễm và phần Đạo đang chiến đấu
với nhau để dành lấy thế chiếm lĩnh ở trong tâm. Đạo hướng
dẫn và củng cố năng lực quán xét. Khi nào chúng ta có năng
lực quán xét một cách chính xác, thì khi đó những ô nhiễm sẽ
không còn đất sống. Nhưng nếu chúng ta còn non nớt, thì