18 • Thiền sư Ajahn Chah
khi nào những ô nhiễm tụ tập lại và lấy lại sức mạnh của
chúng, con đường Đạo phải thối lui nhường lĩnh địa cho
chúng. Cả hai phe sẽ liên tục và liên tục chiến đấu... cho đến
khi nào có kẻ chiến thắng hoàn toàn và cuộc chiến đấu đã
được giải quyết xong.
Nếu chúng ta nỗ lực tu tập phát triển theo Giáo Pháp
thì những ô nhiễm sẽ dần dần và chắc chắn bị bứng nhổ tận
gốc. Khi Tứ Diệu Đế đã được tu tập hoàn toàn, nó sẽ cư ngụ
luôn trong tâm chúng ta. Khi nào có khổ khởi sinh thì chắc
chắc là có nguyên nhân của nó. Khổ có nguyên nhân của nó
chứ không phải từ không đâu mà có. Đó là Diệu Đế thứ hai
của Phật. Nhưng nguyên nhân là gì? Đó là do giới hạnh còn
yếu. Định lực còn yếu. Trí tuệ còn yếu. Khi Đạo còn yếu
không trụ được, thì những ô nhiễm chiếm lĩnh trong tâm
này. Khi chúng chiếm lĩnh, Diệu Đế thứ hai tham dự cuộc
chơi trong đó, và nó gây khởi sinh ra đủ loại khổ đau. Khi
chúng ta đang bị khổ, thì những phẩm chất giúp giảm khổ
cũng biến đâu mất. Những điều kiện (duyên) giúp khởi sinh
con đường Đạo là giới, định, tuệ. Khi những phần này đạt
được sức mạnh đầy đủ, thì con đường Đạo mới tiến tới và
tiến mạnh và không thể ngăn được, sẽ không ngừng tấn tới
để vượt qua sự dính chấp và ràng buộc đã gây ra cho chúng
ta quá nhiều khổ thân và khổ tâm. Khổ sẽ không thể khởi
sinh nữa, bởi Đạo đang tiêu diệt những ô nhiễm. Tại điểm
này sự chấm dứt khổ diễn ra, ngay tại đây Diệu Đế thứ ba
hiển hiện. Tại sao con đường Đạo có thể dẫn đến sự chấm
dứt khổ?. Là bởi do giới, định, và tuệ đang đạt đến đỉnh
hoàn thiện của chúng, và Đạo đã gom tụ chúng thành một
cái đà mạnh mẽ và không thể nào ngăn chận được. Tất cả
đều hội tụ về ngay đây. Tôi có thể nói rằng, nếu ai tu tập
theo cách này thì những ý tưởng lý thuyết về cái tâm sẽ
không thể hiện đúng như trong bức tranh hiện thực này. Nếu
tâm được giải thoát khỏi những thứ (ô nhiễm) đó, thì nó chắc