20 • Thiền sư Ajahn Chah
tâm vẫn bình tâm, không hề nao núng hay động vọng. Một
khi chúng ta đạt đến sự bình an này, thì không còn gì phải
làm nữa. Phật đã dạy buông bỏ tất tất cả mọi thứ. Bất cứ điều
gì xảy ra, chúng ta không còn lo âu hay quan trọng nó nữa.
Rồi thì, chúng ta tự mình thấy biết một cách thực thụ và
không còn chút nghi ngờ. Chúng ta không còn tin một chiều
theo những gì người khác nói.
Nguyên lý cốt lõi của Phật giáo là sự trống không
[tánh không] của mọi hiện tượng. Phật giáo không dựa trên
những sự biểu trưng thần kỳ của những năng lực thần thông,
những năng lực siêu thường, hay bất kỳ thứ gì bí ẩn lạ
thường nào. Phật không nhấn mạnh sự quan trọng của
những thứ đó. Tuy vậy, những loại năng lực đó là có thực và
có thể luyện tập được, nhưng khía cạnh này chỉ làm ngu mờ
tính khoa học và ý nghĩa tuyệt luân của Giáo Pháp; do vậy
Đức Phật đã không khuyến khích hay ủng hộ việc phát triển
những loại năng lực thần thông đó. Phật chỉ khen ngợi
những người biết tu tập để có năng lực giải thoát bản thân
mình khỏi sự khổ.
Để làm được việc đó đòi hỏi phải tu tập; và công cụ và
trang bị để làm được công việc đó chính là lòng rộng lượng
(hạnh bố thí), giới, định, và tuệ. Chúng ta phải nhận lấy các
phần đó và tu tập chúng. Khi cùng được tu với nhau, chúng
tạo thành con đường Đạo thiên hướng vào bên trong nội
tâm, và trong các phần tu đó thì trí tuệ là đi đầu. Con đường
Đạo này không thể chín muồi được nếu tâm vẫn còn bị bao
bọc cứng chắc bởi những lớp ô nhiễm; nhưng nếu chúng ta
nhiệt tâm và mạnh mẽ, con đường Đạo sẽ xóa sổ những lớp ô
nhiễm ô uế đó. Tuy nhiên, nếu những ô nhiễm đó đậm đặc
và mạnh bạo thì nó sẽ tiêu diệt con đường Đạo. Lý hai chiều
đối kháng là vậy. Việc tu tập Giáo Pháp đơn giản liên quan
đến việc hai thế lực này chiến đấu với nhau cho đến khi Đạo