Lẽ sinh diệt, lý tu hành • 21
chiến thắng, và người tu đi đến kết cục của con đường. Hai
thế lực đó tham gia vào cuộc liên tục và không ngừng cho
đến tận lúc kết cục.
Những Nguy Hại của Sự Dính Chấp
Dùng những công cụ tu tập để phân xếp những khó
khăn và những thử thách quan trọng. Chúng ta dựa vào sự
kiên nhẫn, sự chịu khó và sự hy sinh để tu. Chúng ta phải tự
mình làm cái việc tu tập, tự mình trải nghiệm, tự mình chứng
ngộ cho mình. Những người học thuật học giả thì thường bị
rối trí và ngu mờ. Ví dụ, khi họ ngồi thiền, ngay khi họ trải
nghiệm một chút sự tĩnh lặng thì họ liền nghĩ ''À, đây chắc là
tầng thiền định thứ nhất''
4
. Tâm họ làm việc kiểu vậy đó. (Họ
luôn bị ‘nhớ bài’, bị dính những ý nghĩ về lý thuyết cứ hiện
lên làm xáo trộn cái tính tự nhiên của thiền). Và khi ý nghĩ đó
vừa khởi sinh, sự tĩnh lặng đó cũng biến mất. Rồi ngồi thiền
được chút tĩnh lặng khác, họ nghĩ họ chứng đắc tầng thiền
định thứ hai luôn. Tu thiền mà cứ nghĩ và phỏng đoán như
vậy là không phải. Chẳng có cái bảng chỉ dẫn nào tuyên bố là
ta đang đạt mức định sâu nào hay tầng thiền định nào. Thực
tại của thiền là hoàn toàn khác. Trong thiền, không có bất kỳ
bảng hiệu nào trên đường đi chỉ dẫn rằng “Đường này đi
vào chùa Wat Nong Pah Pong'' cả. Đó không phải cách tôi
đã từng biết về tâm. Tâm không tuyên bố hay chỉ dẫn như
vậy.
Mặc dù nhiều học giả uyên bác đã viết mô tả về các
tầng nhất thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền... nhưng những
điều đã viết chỉ là những thông tin bề ngoài. Nếu tâm thực
sự nhập vào những trạng thái tĩnh lặng thâm sâu đó [tầng
thiền định], thì nó đâu biết gì về những điều như đã được
mô tả. Nó biết, nhưng cái nó biết không phải như lý thuyết
4
(Nhất thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền... những tầng định tâm sâu).