Lẽ sinh diệt, lý tu hành • 19
chắn là chỗ chắc chắn và đáng nương tựa. Từ giờ trở đi, dù
tâm có tự chọn con đường nào của nó, chúng ta không còn
cần phải uốn nắn hay dẫn đường thì nó mới đi thẳng được.
Từ giờ tự nó đi sao cũng thẳng; nó đang thẳng tiến về mục
tiêu cuối cùng.
Giờ tôi nói theo ví dụ thực. Hãy nhìn những lá trên
cây xoài. Chúng trông ra sao? Chỉ cần chúng ta xem xét một
lá xoài thì chúng ta có thể biết những lá xoài khác là ra sao.
Chỉ cần biết một lá thì ta cũng biết hàng ngàn lá xoài khác
cũng như nhau. Chúng như nhau. Thân cây xoài cũng vậy,
chúng ta chỉ cần xem xét một thân xây xoài thì có thể suy ra
những thân cây xoài khác, vì chúng đều là xoài mà. Đâu khác
nhau. Một ngàn cây xoài khác cũng có tính chất tương tự
như nhau. Đó là cách quy nạp suy ra mà Phật đã dạy.
Giới, định, tuệ tạo nên con đường Đạo của Phật.
Nhưng con đường không phải là cốt lõi của Giáo Pháp. Bản
thân con đường không phải là kết cục, không phải là mục
tiêu cuối cùng rốt ráo của Phật. Nhưng đó là con đường dẫn
dắt đi vào trong tâm, con đường hướng nội. Cũng giống như
cách các thầy đã đi từ Bangkok đến chùa Wat Nong Pah
Pong này. Đó không phải là con đường mà các thầy nhắm
tới. Cái mục tiêu các thầy nhắm tới là cái chùa này, nhưng
các thầy cần con đường đó để đi tới đích đây. Bản thân con
đường các thầy đã đi không phải là cái chùa này. Đó chỉ là
con đường dẫn đến cái chùa này. Nhưng nếu ai muốn đi đến
cái chùa này, người đó cần phải đi theo con đường đó. Cũng
giống như giới, định, và tuệ. Chúng ta có thể nói đó không
phải là bản thể cốt lõi của Giáo Pháp, nhưng đó là con đường
để đi đến Giáo Pháp. Khi giới, định, tuệ đã được nắm vững,
kết quả sẽ là một sự bình an sâu lắng của tâm. Đó là mới là
đích đến. Một khi chúng ta đã đạt đến sự bình an này, thì
ngay cả khi chúng ta nghe thấy tiếng ồn hay bất cứ thứ gì,