Lẽ sinh diệt, lý tu hành • 33
ngồi bên cây ớt thúc ép nó ra trái và chín nhanh. Tâm mình
cứ suốt ngày không lo tu mà cứ thúc muốn cây ớt phải lớn
nhanh, ra trái nhanh.
Chỗ này không phải ở đâu xa mà ngay trong Diệu Đế
thứ hai của Phật: tham muốn dục vọng gây ra khổ. Đó là
chân lý về nguyên nhân nguồn gốc của khổ. Nếu chúng ta đã
hiểu căn bản về chân lý này, vậy chúng ta thấy rằng việc thúc
ép mong muốn có kết quả sớm trong khi tu tập là điều ngu
si, bởi nó chỉ tạo ra khổ. Đó là cách sai. Hiểu cách tâm vận
hành và buông bỏ nó và để cho mọi sự tự chín muồi tùy theo
những căn cơ bẩm sinh, bản năng, và những công đức tích
lũy mà chúng ta đã tích lũy trước giờ. Chúng ta cứ tiếp tục
làm việc của mình, cứ lo tu đều tu đúng. Đừng lo kết quả có
sớm hay trễ. Cho dù phải mất một trăm kiếp hay một ngàn
kiếp mới giác ngộ, thì có sao đâu? (Bởi có muốn nhanh hơn
cũng đâu làm gì được, mà cứ lo muốn nhanh hơn thì việc tu
càng sai lạc và lại càng trễ hơn nhiều). Dù phải tốn bao nhiêu
kiếp, ta cứ giữ việc tu tập với một trái tim thư thái theo bước tu
của mình. Rồi một lúc nào đó, tâm lọt vào dòng thánh đạo
(nhập lưu), lúc đó thì không còn lo lắng lo sợ gì nữa. Lúc đó
đã vượt qua hết rồi, ta không còn lo về một hành động bất
thiện nhỏ nhặt nào nữa. Phật đã nói rằng tâm của một người
nhập lưu (sotāpanna, Tu-đà-hoàn), tức người đã chứng đắc
tầng thánh quả đầu tiên, tâm của người đó đã nhập vào dòng
chảy Giáo Pháp hướng về phía giác ngộ hoàn toàn. Những
nhập lưu không còn bị rớt vào những cảnh giới thấp xấu khổ
đau, không còn rớt vào cảnh giới địa ngục. Làm sao họ có thể
rớt vào cảnh giới địa ngục khi tâm của họ đã dẹp bỏ những
điều xấu ác bất thiện? Những người đó đã nhìn thấy mối
hiểm họa của những hành động (nghiệp) xấu ác. Giờ họ đã
nhập lưu thành bậc thánh nhân, giờ bạn có cố ép họ làm hay
nói điều gì bất thiện họ cũng không còn khả năng làm nữa,
do vậy họ đâu còn cơ hội nào để bị rớt xuống cảnh giới thấp