SỰ BÌNH AN KHÔNG GÌ LAY CHUYỂN - Trang 46

46 • Thiền sư Ajahn Chah

Nếu các thầy chọn con đường tu tập theo tăng đoàn,

các thầy phải giữ chắc đi theo con đường Trung Đạo. Nói
vậy là lý thuyết, chứ thực hành thì mỗi giây phút phải tự
mình giữ mình không chạy theo khoái lạc giác quan cũng
không theo sự hành xác để duy tâm. Không chạy theo sướng
hay khổ. Nhưng, sướng khổ cứ bu quanh ta và đá ta qua lại
như một trái banh. Chúng ta cứ như cái con lắc trong
chuông, bị chuông đánh qua đánh lại liên tục. Con đường
Trung Đạo có nghĩa thực dụng là buông bỏ sướng và khổ,
không dính chấp theo bên nào, cứ nhắm giữ mà đi một cách
tự tại, đó cách thực hành đúng đắn.

Đừng chạy theo dục vọng, khi dục vọng được sướng

khởi lên và ta không thỏa mãn nó, ta cảm thấy khổ đau ngay
thôi.

Đi theo con đường Trung Đạo của Phật là khó và gian

nan. Chỉ có hai cực đoan là sướng và khổ, tốt và xấu. Nếu
chúng ta cứ tin theo chúng, ta làm theo lời chúng. Nếu chúng
ta thấy bực tức với ai, ta cứ muốn kiếm cây kiếm gậy đánh
cho được kẻ đó. Ta không biết lẽ phải và không có sự nhẫn
nhục chịu đựng. Khi ta yêu thương ai, ta muốn chạm người
đó từ đầu đến chân. Khi ghét là ghét đến cùng, khi thương là
thương đến cùng. Đúng không?. Đó là hai phía lạc khỏi lằn
giữa của trung đạo. Đó không phải đường Phật đã chỉ. Giáo
lý của Phật là tu tập dần dần buông bỏ tất cả những cực đoan
quá thích và quá ghét đó. Sự tu tập của Phật là để thoát ra
khỏi những thói tâm đối đãi của thế gian, thoát ra khỏi sự
hiện hữu thế tục, thoát ra khỏi tái sinh, khỏi sinh tử-- đó là
một con đường thoát khỏi mọi sự trở thành, nghiệp hữu, sự
sinh thành, sướng, khổ, tốt, xấu, thiện và ác.

Những người có dục vọng tham muốn được sống thì

không nhìn thấy cái hay của lằn tim đường trung đạo. Họ cứ
đi lệch khỏi Con Đường, họ lạng qua bờ phải của sướng, rồi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.