62 • Thiền sư Ajahn Chah
giống như chúng ta mới ngủ sâu nguyên một đêm vậy. Nếu
chúng ta vượt qua (không còn) nhiều sự quan tâm lo lắng đối
với thân, thì việc ngủ nghỉ không còn nhiều quan trọng nữa.
Lúc này, chúng ta vẫn còn chăm sóc thân bằng những cách
đúng đắn (như ăn uống, tắm rửa, thuốc thang...), nhưng
chúng ta không còn lo âu khổ đau về tình trạng thể chất của
thân nữa. Chúng ta chấp nhận nhìn nó đi theo những quy
luật tự nhiên của nó. Chúng ta không còn khiến hay chỉ bảo
thân thể phải như này như nọ. Nó tự chỉ bảo nó. Dường như
có ai đó đang thúc giục chúng ta, thúc bách chúng ta phải nỗ
lực tinh tấn hơn nữa. Ngay cả khi ta thấy lười biếng, dường
như luôn có giọng nói nào đó bên trong thúc đẩy chúng ta
siêng năng tinh tấn. Sự đình trệ lúc này khó có thể xảy ra, bởi
sự nỗ lực và tinh tấn đã hợp thành một cái đà mạnh mẽ khó
dừng lại được. Giống như những nguồn nước chảy nhanh
đang hợp lại thành dòng chảy mạnh thì khó mà dừng lại hay
chảy ì ạch. Các thầy hãy tu và tự mình kiểm nghiệm thấy chỗ
này. Các thầy đã học và nghiên cứu kinh sách từ lâu rồi. Giờ
là đến lúc các thầy hãy học và nghiên cứu chính bản thân
mình.
Vào lúc bắt đầu bước vào tu tập, sự tách ly hay ẩn dật
là cần thiết quan trọng. Khi các thầy sống một mình ở nơi ẩn
lánh các thầy sẽ tưởng nhớ đến lời của ngài Xá-Lợi-Phất: ''Sự
sống tách ly về thân là nhân duyên làm khởi sinh sự tách ly
về tâm, đó là những trạng thái định sâu (samādhi) thoát khỏi
tiếp xúc giác quan với cảnh trần bên ngoài. Đến lượt nó, sự
tách ly của tâm là một nhân duyên dẫn đến sự tách ly khỏi
những ô nhiễm của tâm, dẫn đến giác ngộ''. Và, như vậy đó
nhưng vẫn có nhiều người cho rằng sự tách ly ẩn dật là
không cần thiết quan trọng. Họ lý sự như vầy: ''Nếu tâm của
bạn bình an, thì nó không quan trọng bạn đang ở đâu''. Điều
đó là đúng, không sai; nhưng nó đúng chỗ khác, nó đúng đối
với người đã thực sự bình an. Còn trong những giai đoạn