64 • Thiền sư Ajahn Chah
khi vị thầy giảng giải, ta sẽ hiểu được chỗ sai; ngay đó chúng
ta mới có thể nhìn ra chỗ chúng ta sai mà chúng ta cứ nghĩ là
mình đúng.
Từ chỗ tôi nghe được, có một số học giả Phật giáo luôn
nghiên cúu và tìm tòi trong kinh điển. Chẳng có lý do gì
chúng ta không nghiên cứu, suy nghiệm. Lúc khi cần học hỏi
kinh sách, chúng ta mở kinh sách học theo kiểu đó. Nhưng
đã đến lúc chúng ta phải thực hành, đã đến lúc phải cầm võ
khí và xông vào chiến trận, thì lúc đó chúng ta phải xông vào
chiến đấu, phải làm thiệt chứ không phải theo cách của sách
vở, lý thuyết. Khi đã lao vào trận chiến thì phải chiến đấu
thiệt với trận chiến của mình, không phải chiến đấu theo
những gì đọc được từ sách vở. Nếu chiến đấu bằng những lý
thuyết sách vở thì ta sẽ thua các đối thủ. Đã là chiến sĩ thì
chiến đấu bằng sự nhiệt huyết và thành tâm, là chiến đấu
thiệt theo kiểu thiệt, vượt khỏi lý thuyết sách vở. Đó là cách
chúng ta bước vào tu, tu thiệt. Những lời kinh Phật trong
kinh điển chỉ là những hướng dẫn lý thuyết và những tấm
gương để chúng ta noi theo. Việc học kinh học sách đối khi
dẫn đến sự ỷ y, bất cẩn, coi thường thực tế. Thực tế mới là
điều cần phải tu.
Con đường tu của các Thiền Sư nhánh Thiền Trong
Rừng này là con đường từ bỏ. Trên con đường Đạo này chỉ
có sự từ bỏ. Chúng ta nhổ sạch tận gốc những quan điểm
xuất phát từ ‘cái ta’, từ sự tự ta tự đại. Chúng ta nhổ tận gốc
cái cốt lõi của cái quan niệm và cảm nhận về một ‘cái ta’, nhổ
sạch ngã chấp. Tôi bảo đảm rằng, cách tu này sẽ thách thức
các thầy đến tận xương tủy; nhưng dù có khó khăn, dù có tu
nổi hay không, các thầy đừng vứt bỏ những vị Thiền Sư
Trong Rừng và những giáo lý của những vị ấy. Nếu không
có sự hướng dẫn đúng đắn, cái tâm và sự định tâm (samādhi)
sẽ rất dễ lẫn lộn, mù mờ, lầm lẫn. Những thứ không nên xảy