66 • Thiền sư Ajahn Chah
sự ngồi thiền, buông bỏ mọi ý nghĩ với một sự buông xả.
Đừng thúc ép sự thiền. Đừng cố gắng phỏng đoán hay diễn
dịch điều gì sẽ xảy ra trong khi thiền tập. Đừng ép uổng cái
tâm mình bằng những yêu cầu không thực tế, ví dụ như bắt
tâm phải đạt định sâu, phải nhập định mức này mức nọ - nếu
làm vậy bạn sẽ thấy tâm sẽ khó chịu, động vọng và khó
lường khó đoán hơn bình thường. Cứ để cho trái tim và cái
tâm thư giãn, thoải mái và thư thái.
Cứ để cho hơi thở trôi chảy nhẹ nhàng dễ dàng theo
nhịp của nó, dù ngắn hay dài. Đừng cố làm điều gì đặc biệt.
Đừng xía vô hơi thở. Để cho thân thư giãn, thoải mái và yên
ả. Rồi tiếp tục tu tập như vậy. Tiếp tục tu như vậy, nhưng rồi
tâm ta lại lăng xăng hỏi: ''Tối nay mình ngồi thiền đến bao
lâu? Khi nào ta sẽ nghỉ?''. Nó cứ lăng xăng nằn nặc hỏi, do
vậy ta phải kiên quyết quở nó ngay: ''Nghe này anh bạn, cứ
để tôi yên, đừng có hỏi han gì nữa''. Kẻ nhiều chuyện lăng
xăng đó cần phải bị ‘dằn mặt’ liên tục như vậy, bởi vì đó
chẳng qua chỉ là sự ô nhiễm đang đến quấy nhiễu cái tâm ta,
cho nên cần phải liên tục khống chế nó ngay. Đừng thèm để
ý đến nó, đừng nhượng bộ nó. Phải mạnh tay với nó. ''Ta
thiền ít thiền nhiều trong bao lâu là chuyện của ta, đó không
phải việc của ngươi! Nếu ta muốn ngồi thiền suốt đêm thì
cũng đâu phải việc của ai, tại sao cứ xỉa mũi vào việc thiền
tập của ta?''. Các thầy phải cắt bỏ ngay ‘tay bạn’ nhiều
chuyện này. Ta cứ thiền tập bao lâu tùy theo ý ta, bao lâu tùy
ta cảm thấy đúng đắn và làm được.
Khi ta để cho tâm được thư giãn và thư thái, thì nó
được bình an. Kinh nghiệm điều này, các thầy sẽ nhận ra và
không đánh giá thấp sức mạnh của sự dính chấp. Khi các
thầy có thể ngồi thiền liên tục, rất lâu, qua giữa đêm vẫn thấy
thoải mái và thư thái, thì lúc đo các thầy biết được mình đã
nắm vững được việc thiền. Các thầy sẽ biết rõ cách những