SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Trang 11

khác, đặc biệt ở trong một nước mênh mông lại chia cắt phân tán như
Trung quốc cổ.
3. Thư : Lịch sử một nước chủ yếu là lịch sử của những thiết chế của nó.
Tư Mã Thiên nhận thấy điều đó nên viết tám “thư” dành cho tám mặt. Điều
này cũng biểu hiện rằng ông có một kiến thức bách khoa. Tám thư ấy là :
1. Lễ thư
2. Nhạc thư
3. Luật thư
4. Lịch thư
5. Thiên quan thư
6. Phong thiện thư
7. Hà cừ thư
8. Bình chuẩn thư
Phần này rất quý về mặt nghiên cứu. Tác giả nêu rõ sự biến đổi, những
cống hiến về lễ, nhạc, luật lệ, việc làm lịch, thiên văn, v…v… qua các thời
đại. Điều làm chúng ta hết sức ngạc nhiên là ông có những hiểu biết chính
xác về mọi mặt và ở đâu ông cũng có những nhận xét tổng quát rất thấu
đáo. Thiên “Phong thiện thư”, nói về những mê tín, cúng tế, của vua chúa
với một giọng châm biếm chua chát. Thiên “Hà cừ thư” nói về các con
sông đào ở Trung quốc. Thiên “Bình chuẩn thư” nói về kinh tế. Những
thiên này viết chính xác đến nỗi người đời sau thường dựa vào đó để đính
chính những sai sót trong các sách cổ, nói về những thiết chế xã hội. Chúng
làm ta thấy tác giả có một cái nhìn duy vật vào lịch sử và thấy tầm quan
trọng của những sự kiện kinh tế, khoa học, văn hoá đối với lịch sử một
nước. Rất tiếc vì phạm vi quyển tuyển tập hạn chế, chỉ có thể giới thiệu
được thiên “Bình chuẩn thư”, và do đó, không thể nào nêu lên được một cái
nhìn toàn diện của một bộ óc vĩ đại.
4. Thế gia : Phần thế gia bao gồm 30 thiên, chủ yếu nói đến lịch sử các chư
hầu, chẳng hạn các nước Tề, Lỗ, Triệu, Sở, v…v… Những người có địa vị
lớn trong quý tộc như các thái hậu, những người được phong một nước như
Chu Công, Thiệu Công, và những người có công lớn như Trương Lương,
Trần Bình, v…v… Đáng chú ý nhất là tác giả xếp vào thế gia hai người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.