SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Trang 9

không có những tài liệu gì về ông. Theo Vương Quốc Duy trong Thái sử
công hành niên khảo có lẽ ông mất năm 60 tuổi (-86) cùng một năm với Vũ
Đế.
Quyển Sử ký như tác giả nó nói, không phải viết ra để mưu danh tiếng
trước mắt. Sau khi ông chết, cũng không mấy ai biết đến nó. Quyển này
được cất kỹ mãi đến thời cháu ngoại của ông là Dương Vận, thời Tuyên Đế
mới được công bố.
Ngoài Sử ký, ông còn làm một công việc khác cũng rất quan trọng. Năm –
104, ông cùng Công Tôn Khanh Hồ Toại sửa lại lịch cũ, chế định Hán lịch.
Âm lịch còn dùng đến ngày nay là công trình của nhóm này, trong đó ông
đóng vai trò chủ chốt.
II. TÁC PHẨM
Sử ký là một tác phẩm đồ sộ, tất cả 52 vạn chữ, 130 thiên, gồm năm phần :
Bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện .
1. Bản kỷ – chép sự tích của các đế vương, gồm có : Ngũ đế (Hoàng đế,
Chuyên Húc, Cốc, Nghiêu, Thuấn)
2. Hạ, Thương, Chu - mỗi thời đại một bản kỷ
3. Tần hai bản kỷ - một bản kỷ từ khi có nước Tần đến Tần Thuỷ Hoàng;
một bản kỷ về Tần Thuỷ Hoàng.
4. Hạng Vũ
5. Các bản kỷ về nhà Hán : Cao Tổ, Lữ Hậu, Hiếu Văn, Hiếu Cảnh, Hiếu
Vũ.
Tất cả có 12 bản kỷ, nhưng hiện nay thiếu mất bản kỷ Hiếu Cảnh, Hiếu Vũ.
Vương Túc đời Nguỵ nói, “Vũ Đế nghe nói ông ta viết Sử ký bèn lấy bản
kỷ của Hiếu Cảnh và của mình xem, giận lắm vứt đi, cho nên phần này chỉ
có mục đề thôi, không viết gì”. Về sau Chử Toại Lương lấy những phần
này ở quyển Hán Thư của Ban Cố để điền vào cho đủ. Điều đó không phải
không có lý vì Tư Mã Thiên có thái độ rất nghiêm khắc đối với các vua
chúa, cũng không kiêng nể gì ông vua đang sống mà ông đã công kích
mãnh liệt trong phần Phong thiện thư. Chính vì thế, Vương Doãn đời Hậu
Hán gọi Sử ký là một quyển “báng thư” (một quyển sách phỉ báng). Mục
đích của bản kỷ là chép lại sự việc của những người, những nước có tác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.