lời Nhâm An). Ông đã kể lại nỗi cay đắng của mình. Nhà ông nghèo, ông
mải mê theo đuổi sự nghiệp của mình quên cả gia sản, nên không sao chuộc
được tội. Bạn bè, thân thích, không ai nói hộ một lời, không ai giúp cho
một đồng . Kết quả, con người ngang tàng, hai mươi ba tuổi đầu đi khắp
Trung quốc, nhà học giả lớn nhất của thời đại, con người ôm cái hoài bão
làm Chu Công, Khổng Tử, cuối cùng bị khép vào tội “coi thường nhà vua”,
và bị thiến !
Đã mấy lần uất ức quá, ông nghĩ đến việc tự vẫn. Những ông thấy rằng nếu
chết đi thì chẳng ai khen mình là tử tiết, mà thế tục sẽ bảo đó là vì xấu hổ
mà tự sát. Vả chăng, sự nghiệp chưa tròn, Sử ký còn dở dang, lời dặn của
cha còn đó. Ông gạt nước mắt, nói , “Người ta ai cũng có một lần chết, có
cái chết nặng như Thái Sơn, có cái chết nhẹ như lông hồng”, và cố gắng
gượng sống.
Cái ấn tượng nhục nhã, cô độc theo dõi ông cho đến khi chết. Mỗi khi nghĩ
đến cái nhục bị hình phạt, mồ hôi vẫn cứ đầm lưng ướt áo! Nhưng ông
không vì thế mà chán nản. Trái lại, ông càng tìm thấy ý nghĩa của cuộc
sống. Ông thấy rõ hình phạt đó là một thử thách đối với những “người trác
việc phi thường”. Ông càng thấy cần phải viết “cho hả điều căm giận”. Và
chính cái hình phạt nhục nhã ấy đã làm cho ông hiểu rõ cái mặt trái của xã
hội phong kiến và dũng cảm đứng về phía nhân dân. Ông trở thành nhà sử
gia vĩ đại của một nhân dân vĩ đại.
Quyển Sử ký trước kia là ý nghĩa của đời ông, bây giờ còn là nơi ông giải
bày nổi lòng uất ức. Càng cảm thấy nhục nhã, ông càng thấy thiết tha với
công việc, đem cả tâm huyết gửi vào cái tác phẩm vĩ đại, hy vọng rằng dù
mình tàn phế, bị ô nhục, nhưng quyển sách kia sẽ thay mình nói với cuộc
đời.
Ở ngục ra, ông được làm trung thư lệnh. Đó là một chức quan to, ở gần
vua, được ra vào cung cấm, xem tất cả các tài liệu mật. Tuy ở chức quan
cao như vậy, nhưng ông chỉ cảm thấy xấu hổ vì đó là chức quan chỉ dành
cho những hoạn quan.
Hiện nay người ta vẫn chưa biết ông mất vào năm nào. Người ta chỉ biết
ông viết bức thư trả lời cho Nhâm An năm ông 53 tuổi (-93), và sau đó