thừa nhận trong hoàn cảnh này chỉ còn một cách là làm một anh hề, sống
qua ngày đoạn tháng ở trước cửa Kim mã. Đó là con đường của Đông
Phương Sóc, của hầu hết tất cả các học giả đương thời. Lại có một con
đường khác “xét trong khoảng trời đất, thấu suốt sự biến đổi từ xưa đến
nay, làm thành lời nói của một nhà.” Đó là con đường làm một Khổng Tử
thứ hai, không phải ở trong hoàn cảnh Xuân Thu, Chiến quốc mà ở trong
hoàn cảnh chuyên chế cực thịnh. Tư Mã Thiên đã chọn con đường ấy, và
điều đó cắt nghĩa tại sao con người này sống bơ vơ, lạc lõng, tội nghiệp như
vậy.
Cái gì đã khiến ông làm một việc bất cơ như vậy ? Đó là vì ông thấy mình
gắn liền với số phận của dân chúng. Ông thấy cái vẻ thái bình, phồn thịnh
trước mắt chỉ là tạm thời. Bọn vua chúa lợi dụng hoàn cảnh yên ổn càng ra
sức bóc lột, đàn áp nhân dân, gây chiến tranh để mở rộng đất đai, xây cung
thất, dựng lâu đài, tế phong thiên… Cái cảnh phồn vinh tan đi như một giấc
mơ. Nhân dân nhao nhác cùng cực, bọn khốc lại xuất hiện ra sức chém giết,
hàng chục vạn người bị tù đày, trong ngoài điêu đứng tan hoang, làm cho
nhà Hán tưởng chừng sẽ lao theo bánh xe nhà Tần đã mất. Ông không thể
làm một anh hề như Đông Phương Sóc tìm cách sống an thân hay một thứ
nhà văn như Tư Mã Tương Như lúc chết còn khuyên nhà vua làm lễ phong
thiện. Chính cái thời Vũ Đế đã làm cho ông thấy tất cả cái vinh dự được
làm con người Trung quốc. Nó đưa đến cho ông cái ý thức về sự vĩ đại, bao
la và thống nhất của tổ quốc mà ông yêu quý. Nhưng càng yêu quý tổ quốc,
ông càng gắn bó với nhân dân. Và do đó, bức tranh ông vẽ đương thời
không phải là một bức tranh khoa trương tráng lệ như một bài phú của
Trương Như, mà nó đầy vẻ bi hùng. Cái mâu thuẫn đau đớn này trong tư
tưởng đã đẻ ra cách quan niệm về sử hết sức độc đáo, xứng đáng gọi là một
cống hiến về tư tưởng. Có thể nói, Tư Mã Thiên là sử gia đầu tiên trên thế
giới viết về lịch sử của một nước. Trước đấy, ở Trung quốc chỉ có những
người viết lịch sử một công quốc hay kể lại một vài biến cố quan trọng như
Xuân Thu Thượng Thư. Những bộ sử như Lịch Sử của Hêrôđôt (481-425).
Lịch sử chiến tranh ở Pelpôônne của Thuxiđit (460-396) trong văn học Hy
Lạp hay Chiến Tranh ở Gôlơ của Xêđa trong văn học La Mã, chẳng qua chỉ