SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Trang 20

ông cố gắng tìm những câu nói điển hình và những hành động điển hình, để
làm cho hình tượng càng nổi bật. Nói đến Hàn Tín là người ta nhớ đến câu,
“nhà vua không muốn lấy thiên hạ sao, tại sao lại chém tráng sĩ?”. Nói đến
Lý Tư, không ai quên được câu, “người ta ở đời hiền hay bất hiếu cũng như
con chuột, chẳng qua do hoàn cảnh cả”. Những câu như vậy có hàng ngàn.
Có nhiều nhân vật chỉ xuất hiện trong một vài câu, nhưng họ được điển
hình hoá ngay vì tác giả đã nắm được câu nói điển hình cua họ. Chẳng hạn
những nhân vật như Cáp Nhiếp, Phàn Ư Kỳ, trong Thích khách liệt truyện,
nói không quá hai câu, nhưng đủ làm người ta thấy rõ cái phong thái trọng
nghĩa khinh tài và lòng căm thù chồng chất của họ đối với nhà Tần. Những
câu nói điển hình và những hành động điển hình thường không phải là
những câu nói và hành động gì có tầm quan trọng lịch sử. Tônxtôi trong bài
nhận xét về Chiến tranh và hoà bình, nói nhà viết tiểu thuyết lịch sử miêu tả
nhân vật lịch sử khi họ mang áo ngủ. Tư Mã Thiên còn đi xa hơn. Để miêu
tả thái độ ngạo mạn của Vũ Đế, chỉ cần một chi tiết, “nhà vua có khi ngồi
xổm ở bên giường để tiếp đại tướng quân Vệ Thanh.” Để miêu tả sự suồng
sã của Lưu Bang chỉ cần một chi tiết nhỏ, “Chu Xương có lần vào tâu thấy
Cao Tổ đang ngồi ôm con gái. Xương chạy ra. Cao Tổ đuổi theo cưỡi lên
cổ hỏi, “ta là vị vua như thế nào? Xương ngẩng đầu lên đáp, “Bệ hạ là ông
vua Kiệt, Trụ. Nhà vua liền cười ha hả”. (Trương thừa tướng truyện). Một
chi tiết như vậy cũng đủ làm cho ngàn năm sau không ai có thể bênh vực
cho Vũ Đế và Cao Tổ về việc quý trọng kẻ sĩ.
Một khi đã nêu lên tính cách chủ đạo của nhân vật, tác giả không bao giờ
dừng lại để bàn bạc, trái lại ông trình bày dồn dập những sự việc điển hình
tự bản thân nó có đủ sức thuyết phục hùng hồn hơn mọi lý luận. Đó là then
chốt của phương pháp tự sự của ông mà đời sau không ai bắt chước được.
Bản kỷ Hạng Vũ chẳng hạ, viết với lối văn khô khan của biên niên sử. Ở
đây, chỉ có sự kiện và năm tháng, nhưng vì biết rút từ sự kiện ra cái làm
thành cá tính của Hạng Vũ và thời đại Hạng Vũ cho nên chính cái lối trình
bày đơn giản khách quan này lại lôi cuốn người đọc hơn mọi thứ từ
chương.
Văn của Tư Mã Thiên là lối văn giản dị, chắc nịch của thời Tây Hán. Cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.