SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Trang 27

Nhưng rồi lại suy nghĩ kỹ mà rằng, “Ôi! Viết sách làm thơ, đó là điều
những người trong lúc cùng, dùng để truyền đạt cái ý nghĩ của mình. Xưa
Tây Bá (Vua Văn Vương nhà Chu) bị tù ở Dĩu Lý nên diễn giải Chu dịch.
Khổng Tử gặp nạn ở đất Trần, đất Thái, nên viết Xuân Thu; Khuất Nguyên
bị đuổi, viết Lý Tao; Tả Khâu Minh bị mù làm Quốc ngữ; Tôn Tẫn cụt chân
bán binh pháp; Lữ Bất Vi bị đày sang Thục, đời truyền lại sách Lữ Lâm;
Hàn Phi bụ tù ở Tần, làm những thiên Thuyết nan, Cô Phẫn; ba trăm bài ở
Kinh Thi phần lớn đều do thánh hiền làm ra để giải bày các nỗi phẫn uất.
Những người ấy đều vì có những điều uất ức không biểu lộ ra được, cho
nên thuật lại việc xưa mà lo truyền lại người sau.
Do đó, bèn soạn thuật cho xong từ thời Nghiêu cho đến năm được lân thì
dừng bút (Hán Vũ Đế, năm Nguyên Thú năm đầu – 123 trước Công
nguyên, được một con thú có sừng, chân có năm móng, cho là con lân -
Khổng Tử năm xưa làm Xuân Thu, đến năm vua Ai Công nước Lỗ săn
được con lân thì dừng bút. Ở đây, Thái Sử Công có ngụ ý sách Sử Ký của
ông cũng nối theo sách Xuân Thu của Khổng Tử), bắt đầu từ Hoàng đế
(Bài tự này viết theo lối vấn đáp : đầu tiên nêu ý định của cha là xây dựng
một sự nghiệp như Khổng Tử để chứng minh mình tiếp tục công trình của
cha. Sau đề cao Xuân Thu đồng thời gián tiếp khẳng định tác dụng cửa Sử
Ký. Vì sợ nói thế táo bạo quá nên thoái thác nói mình không sáng tác, tác
phẩm mình không dám sánh với Xuân Thu. Cuối cùng bộc lộ sự phẫn uất
của mình, đồng thời biểu lộ cái chí muốn viết Xuân Thu. Lối văn biến hoá,
khúc chiết xứng đáng bài tựa của một tác phẩm lớn. Đoạn này trích trong
thiên cuối cùng của Sử Ký.)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.