thống nhất phong tục nước Sở, cấm những người đi du thuyết, biểu dương
những kẻ sĩ giỏi cày và chiến đấu, phía Nam lấy đất Dương Việt, phía Bắc
thâu tóm đất Trần, đất Thái, phá kế liên hoành, giải tán kế hợp tung, khiến
cho những kẻ sĩ đi du thuyết đều không có cách nào mở miệng, cấm bè
đảng để khuyến khích trăm họ, ổn định chính trị nước Sở, binh lực nổi
tiếng trong thiên hạ, uy thế làm chư hầu phải phục. Nhưng khi công đã
thành, cuối cùng lại bị xé cả tay chân. Đại phu Chủng vì Việt Vương nghĩ
mưu sâu bày kế xa, chuyển mất thành còn, nhân điều sỉ nhục mà đổi thành
vinh quang; khai khẩn đất đai đầy cỏ dại lập thành ấp trại, vở đất trồng ngũ
cốc; cầm đầu kẻ sĩ bốn phương, trên dưới đều hết lòng giúp cho cái hiền
của Câu Tiễn, trả được cái thù với Phù Sai; cuối cùng phá được nước Ngô
mạnh khiến cho nước Việt làm nên nghiệp bá. Công như thế rõ ràng là rực
rỡ vậy. Kết cục Câu Tiễn phụ bạc mà giết ông ta. Bốn người này công
thành mà không bỏ đi cho nên tai vạ đến thân mình. Đó là biết duỗi mà
không biết co, biết đi mà không biết về vậy (71). Phạm Lãi biết điều đó
vượt ra khỏi ràng buộc của thế lợi, trốn đời, suốt đời làm Đào Chu Công
(72). Ngài không thấy người ta đánh bạc hay sao? Có kẻ muốn tố nhiều, có
kẻ muốn tố ít, rồi tiến lên dần dần, đó là điều ngài đã biết rõ. Nay ngài làm
tướng nước Tần, bàn kế không rời khỏi chiếu, bàn mưu không ra khỏi nơi
lăng miếu, ngồi mà khống chế chư hầu, lấy hết Tam Xuyên để bồi đắp cho
đất Nghi Dương (73) phá được cái hiểm ở Dương Trường, chẹn được con
đường Thái Hàng, sáu nước không dám hợp tung, đường sạn đạo ngàn dặm
thông đến đất Thục, đất Hàn, khiến cho thiên hạ đều sợ Tần. Như thế là
điều mong muốn của Tần dã đạt được rồi và công của ngài cũng đã đạt tột
độ rồi đó. Nay cũng là lúc nước Tần chia công. Nếu ngài như thế mà không
rút lui thì sẽ như Thương Quân, Bạch Công, Ngô Khởi, đại phu Chủng vậy.
Tôi nghe nói: "Nhìn xuống nước thì thấy mặt mình; nhìn vào người thì biết
dữ lành. Kinh thư có câu: "Sau khi thành công, không thể ở lâu , Ngài chịu
tai họa của bốn người kia làm gì? Tại sao ngài không nhân lúc này trả ấn
thừa tướng, trao ấn nhường cho người hiền, rút lui về ở ẩn nơi rừng núi xa,
xa lánh thế sự . Như thế thì thế nào cũng được cái liêm của Bá Di, suốt đời
làm Ứng Hầu, đời đời xưng công, lại được cái tiếng nhân nhượng của Hứa