Phạm Thư là đúng.
(12) Làm cho nhà vua 1o lắng chắc việc sắp nói sẽ quan trọng . Cử chỉ này
của Phạm Thư cũng xứng đáng với lời khen của Tư Mã Thiên: "Biện sĩ giỏi
nhất một thời .
(13). Lữ Thượng còn gọi là Lã Vọng. Trong những hòn non bộ ở ta thường
có ông Lã Vọng ngồi câu cá.
(14). Then chốt của đoạn này là mấy chữ "quen biết thì sơ nhưng lời nói thì
sâu cho nên đành phải dè dặt. ở đây đồng thời ngụ ý tự cho mình là Lã
Vọng, lại hy vọng nhà vua sẽ là Văn Vương, tức là có ý.
(15). Ý nói mình không gắn bó với nhà vua.
(16). Nói bóng gió việc Nhương Hầu và Tuyên thái hậu.
(17). Đoạn này dài, hoàn toàn không liên quan đến điều trình bày nhưng rất
quan trọng để chuẩn bị trước cho nhà vua nghe theo ý của mình. Chú ý
Phạm Thư nhắc đến chỗ "chết" mười một lần, chỗ "không sợ" bốn lần, cốt
làm cho nhà vua nóng ruột, bị thuyết phục hoàn toàn trước khi nghe. (Xem
bài "Thuyết nan" trong Thân Hàn).
(18). Lại đưa ra một trường hợp cực đoan, trái với trường hợp Văn Vương
để kích thích nhà vua. Vua Trụ hôn ám, Tỷ Can bị giết.
(19). Đe doạ và khích vua Tần tức giận.
(20). Mánh khóe này làm cho vua Tần từ địa vị một ông vua chuyển sang
địa vị một người cầu khẩn. Trái lại, Phạm Thư đã từ địa vị một người cầu
khẩn sang địa vị một ân nhân. Việc chuẩn bị tâm lý mà thuật du thuyết đòi
hỏi đã đạt được bước đầu.
(21). Hai cái là địa lợi, nhân hoà.
(22). Tên một con chó khoẻ.
(23). Để chứng minh mưu kế đem quân Tần vượt qua Hàn, Ngụy để đánh
Tề là sai, Phạm Thư dẫn trường hợp của Tề. Năm 285 trước Công nguyên,
Tề đem quân đi xa đánh Sở. Vua sai Nhạc Nghị thống lĩnh quân các nước
Yên, Triệu, Ngụy đánh Tề thua to (xemNhạc Nghị liệt truyện). Phạm Thư
kết luận bằng một câu tục ngữ.
(24). Văn Tử tức Mạnh Thường Quân.
(25). Đưa ra một dẫn chứng khác để bênh vực học thuyết "giao hiếu với các