nước ở xa mà đánh những nước ở gần. Nước Triệu một mình đã quất hết
nước Trung Sơn to lớn mà chẳng ai làm được gì, vì Triệu ở gần Trung Sơn.
(26). Then chất của mưu kế Phạm Thư là lấy Hàn, Ngụy ở gần mà giao
hiếu với Tề ở xa. Nhưng muốn lấy Hàn, Ngụy thì trước hết phải cô lập nó,
cho nên đầu tiên phải giao hiếu với nó để nó thoát ly ảnh hưởng của các
nước lớn Tề, Sở, Triệu. Sau đó phải làm sao cho Sở, Triệu phải phục tùng
theo mình không can thiệp vào việc đánh Hàn, Ngụy. Muốn vậy thì xui hai
nước đánh nhau, giúp nước yếu đánh nước mạnh, làm cả hai nước đều kiệt
quệ mà phải thần phục tùng mình. Một khi Hàn, Nly, Triệu, Sở đã thuần
phục rồi thì nước Tề lúc bấy giờ tự mình, hứng ở vào thế cô, nên thế nào
cũng phỉ giao hiếu với Tần khi ấy giao hiếu với các nước xa xôi rồi, việc
lấy Hàn, Ngụy dễ như trở bàn tay.
(27). Chức quan ở trên cấp đại phu.
(28). Thượng Đảng ở phía Bắc đất Hàn. Chặn đường Thái Hàng thì quân
Hàn ở phía Bắc không xuống miền Nam mà tiếp viện được.
(29). Sau mấy năm mới đưa chủ ý ra bàn. Lúc bấy giờ Phạm Thư đang
chuẩn bị đầy dủ cho nhà vua dể nhà vua nghe theo mình.
(30). Đưa ra một nhận xét ký quặc để nhân đó giải thích định nghĩa của
khái niệm vua.
(31). Ý nói nếu chú trọng đến cái ngọn thì hại cái.gốc.
(32). Chủ Phụ tức là Vũ Linh Vương nước Triệu. Phạm Thư đưa ra hai thí
dụ để chứng minh cái nguy của nhà vua, và tìm những thí dụ nổi bật làm
nhà vua phải sợ.
(33). Câu này cắt nghĩa lời nói của Phạm Thư: "Nước Tần nguy nhất trứng
để đầu đẳng", và thái độ dê dặt của Thư khi gặp Chiêu Vương.
(34). Năm 266 trước Công Nguyên. Đoạn 2: Phạm Thư du thuyết vua Tần
làm đến chức thừa tướng.
(35). Qua lời nói này ta thấy rõ uy lực của Tần đôi với chư hầu lúc bấy giờ
như thế nào.
(36). Bao Tư từ chối cho rằng sở dĩ mình cửu nước Sở là vì mồ mả của
mình ở Kinh thuộc đất Sở, như vậy là vì mình mà làm chứ không phải vì
nước Sở (Xem Ngũ Tử Tư liệt truyện).