theo,thì tai họa đến cả con cháu, đủ làm người ta lạnh gáy(22). Người khéo
xử sự nhân lúc họa mà được phúc, ngài định xử thế nào?
Tư bèn ngửa đầu lên trời than, chảy nước mắt thở dài mà nói:
- Than ôi! Một mình gặp phải thời loạn, đã không thể chết, còn biết gửi tính
mệnh vào ai?
Tư bèn nghe lời Triệu Cao.
Cao báo với Hồ Hợi:
-Thần đem mệnh lệnh của thái tử báo cho thừa tướng,thừa tướng Tư đâu
dám trái lệnh.
Bấy giờ mấy người bèn bàn mưu với nhau, giả làm thừa tướng đã nhận di
chiếu của Thủy Hoàng, lập con là Hồ Hợi làm thái tử. Lại lập một bức thư
gửi cho con đầu Phù Tô nói:
- Trẫm đi tuần thiên hạ, tế lễ cái thần ở các danh sơn để kéo dài tuổi thọ.
Nay Phù Tô cùng tướng quân Mông Điềm cầm quân mấy mươi vạn đồn thú
ở biên giới đã hơn mười năm. Không thể tiến quân về phía trước, quân sĩ
tổn thất nhiều, không lập được chút công cán gì. Thế mà lại mấy lần dâng
thư nói bướng, phỉ báng việc ta làm. Vì cớ không Nhị Thế cho là phải, bèn
thay đổi pháp luật. Các quan và các công tử có tội, Nhị Thế liền giao cho
Cao, bảo Cao tra tấn xét hỏi. Giết bọn đại thần Mông Nghị, mười hai công
tử bị giết chết phơi thây ở chợ Hàm Dương; mười công chúa bị xé xác ở đất
Đỗ; của cải của họ bị đưa vào kho vua, những người liên can bị tội không
kể xiết.
Công tử Cao muốn bỏ trốn, sợ cả họ bị tội, bèn dâng thư nói: “Khi tiên đế
còn sống, thần vào thì được cho ăn, thần ra thì được đi xe, thần được cho áo
quần trong kho của hoàng đế, được cho ngựa quý trong chuồng của hoàng
đế. Thần đáng lý phải chết theo mà không làm được. Làm con bất hiếu, làm
tôi bất trung. Kẻ bất trung thì không còn danh tiếng, không đáng trên đời.
Thần xin được chết theo và được chôn ở chân núi Ly Sơn. Chỉ xin bệ hạ
đoái thương?”.
Thư dâng lên, Hồ Hợi cả mừng cho gọi Triệu Cao và đưa thư cho Cao xem,
nói:
- Làm bầy tôi lo giữ tính mạng còn chưa được quyết không dám nghĩ đến