thế nào? Con của Lý Tư là Do làm thái thú Tam Xuyên, bọn giặc Ngô
Quảng ở phía Tây cướp đất, đi lại, nhưng Do cứng không cấm được.
Chương Hàm đánh đuổi quân của bọn Ngô Quảng,các sứ giả liên tiếp nhau
đến Tam Xuyên tra xét, trách Tư ở địa vị tam công làm thế nào đến nỗi
trộm cướp nhiều đến thế,Lý Tư lo sợ nhưng lại luyến tiếc tước lộc, không
biết làm thế nào(29).
5. Tư bèn a dua theo ý của Nhị Thế, muốn được lòng nhà vua, viết thư dâng
lên nói:
“Vị vua hiền là người biết giữ đạo trọn vẹn và thực hành thuật “đốc
trách”(30). Nếu đốc trách thì bầy tôi không thể không đem hết năng lực để
phục dịch nhà vua. Nhờ thế địa vị giữa vua và tôi được quy định rõ rệt, cái
nghĩa giữa người trên kẻ dưới sáng rõ. Do đó, tất cả những người hay kẻ dở
trong thiên hạ không ai không hết lòng làm trọn nhiệm vụ để phục dịch nhà
vua. Kết quả nhà vua một mình chế ngự cả thiên hạ mà không bị
Cho nên Thương Quân làm pháp luật khắc vào mặt người bỏ gio ngoài
đường(32). Bỏ gio là tội nhỏ mà bị hình phạt nặng. Chỉ có vị vua sáng mới
có thể phạt nặng những tội nhẹ. Tội nhẹ còn phạt nặng huống nữa kẻ bị tội
nặng thì phạt đến thế nào? Vì thế dân không dám phạm tội.
Hàn Phi nói: “Lụa, vải một thước, người thường không bỏ; vàng ròng trăm
cân, Đạo Chích(33) không lấy”. Đó không phải vì lòng người thường xem
trọng cái lợi một thước một tấc còn Đạo Chích thì ít tham muốn đâu. Đó
cũng không phải vì Đạo Chích coi thường một trăm cân vàng, nhưng vì nếu
lấy thì bị trị tội ngay cho nên Đạo Chích không dám.Trái lại lấy một thước
vải chưa chắc đã bị phạt, cho nên người thường không buông tha. Vì thế
thành cao năm trượng mà Lâu Tử không dám phạm một cách khinh suất,
trái lại núi Thái Sơn cao một trăm nhận mà con dê cái què ăn ở trên. Lâu
Tử còn cho năm trượng cao cản trở là khó vượt, con dê cái què đâu dám
cho trăm nhận cao là dễ trèo. Chỉ vì cái thế dốc thẳng khó lên, bằng phẳng
dễ đi khác nhau đó thôi.
Vị chúa sáng, vị vua thánh sở dĩ có thể ở lâu ở địa vị tôn quý, mãi mãi giữ
uy quyền to lớn, một mình nắm lấy tất cả cái lợi của thiên hạ cũng chẳng vì
có con đường nào khác,ngoài con đường biết một mình quyết định và xét