Tín nhân đó đánh úp quân Tề ở Lịch Hạ, đi đến Lâm Tri. Vua Tề là Điền
Quảng cho rằng Lịch Sinh lừa mình nên nấu Lịch Sinh và trốn đến đất Cao
Mật, sai sứ đến nước Sở để cầu cứu. Sau khi đã bình định Lâm Tri, Hàn Tín
đi về hướng Đông, đuổi Quảng đến phía Tây đất Cao Mật. Sở cũng sai
Long Thư làm tướng, phao là hai mươi vạn quân, đem quân đến cứu Tề.
Vua Tề là Quảng cùng Long Thư dồn quân để đánh nhau với Tín. Lúc chưa
giao chiến, có người bàn với Long Thư:
- Quân Hán thừa thắng đi đánh xa, xuất toàn lực để chiến đấu ở đất mình
thì quân dễ thua và rối loạn. Chi bằng đào hào sâu, đắp lũy cao, bảo vua Tề
cho người tôi tin cẩn kêu gọi vỗ về những thành đã mất. Các thành đã mất,
nghe tin vua mình vẫn còn, quân Sở lại đến cứu thì thế nào cũng phản lại
quân Hán. Quân Hán ở nơi đất khách, cách quê nhà hai nghìn dặm, các
thành của Tề lại làm phản, thì thế nào cũng không có gì ăn, có thể không
đánh mà bắt họ đầu hàng.
Long Thư nói:
- Ta bình sinh biết Hàn Tín là người như thế nào rồi. Nó cũng xoàng thôi !
Vả chăng, cứu Tề mà không đánh nó, khiến nó hàng thì không có công cán
gì ? Nay ta đánh thắng nó thì có thể được một nửa nước Tề, tại sao lại
không đánh ?
Rồi bày trận hai bên sông Tuy Thủy. Hàn Tín đang đêm sai người làm hơn
một vạn cái dấy đổ đầy cát chặn lấy thượng lưu dòng sông rồi đem quân
qua nửa chừng đánh Long Thư, giả vờ không thắng, quay lưng bỏ chạy về.
Long Thư quả nhiên mừng rỡ nói:
- Ta biết Hàn Tín nhát gan mà ?
Bèn đuổi theo, qua sông. Tín cho người phá các bao đựng cát, nước sông
chảy ào ào, đại quân của Long Thư quá nửa không qua được, quân Tín liền
đánh gấp, giết Long Thư. Bộ phận quân của Long Thư phía Đông dòng
sông bỏ chạy toán loạn. Vua Tề là Quảng chạy trốn. Tín liền đuổi theo đến
đất Thành Dương, bắt bỏ tù tất cả lính Sở.
Năm thứ tư nhà Hán (năm 203 trước Công nguyên) tất cả đều đầu hàng.
Hàn Tín bình định nước Tề, sai người nói với vua Hán:
- Nước Tề là nước gian dôi, hay gây biến, tráo trở. Biên giới phía Nam là