Bèn rất thích Lục Sinh, giữ lại uống rượu mấy tháng, noi:
- Trong nước Việt không có ai đáng nói chuyện với tôi, khi ông đến đây, tôi
ngày ngày được nghe những điều chưa được nghe.
Triệu Đà cho Lục Sinh một cái túi ngọc đáng giá ngàn vàng, lại cho một
món quà khác cũng đáng giá ngàn vàng. Lục Sinh cho Úy Đà làm vua Việt,
bảo ông ta xưng thần, thờ nhà Hán.
3. Giao ước xong, Lục Sinh về, Cao Tổ cả mừng, cho làm thái trung đại
phu. Lục Sinh thường hay đến trước nhà vua nói chuyện Kinh Thi, Kinh
Thư. Cao Đế mắng Lục Sinh:
- Ông mày ngồi trên mình ngựa mà lấy được thiên hạ, cần gì Kinh Thi với
Kinh Thư ?
Lục Sinh nói:
- Nhà vua ngồi trên mình ngựa lấy được thiên hạ, nhưng có thể ngồi trên
lưng ngựa mà cai trị thiên hạ không? Vả chăng, các vua Thành Thang, Vũ
Vương lấy được thiên hạ một cách nghịch, nhưng lại giữ thiên hạ một cách
thuận. Dùng cả văn lẫn vũ là cái thuận lâu dài. Ngày xưa, vua Ngô phù Sai,
Trí Bá đều hết sức mạnh mà vẫn bị diệt vong, nhà Tần dùng hình pháp
không thay đổi nên cuối cùng họ Triệu bị diệt(6). Giả sử trước đây sau khi
nhà Tần đã thôn tính thiên hạ, lại thi hành nhân nghĩa, theo phép tắc của
các vị thánh ngày xưa thì bệ hạ làm sao mà có được thiên hạ?
Cao Đế không vui, có vẻ hơi thẹn, bèn bảo Lục Sinh:
- Ông thử vì ta viết tại sao Tần mất thiên hạ, tại sao ta lại được thiên hạ và
những nước xưa tại sao lại thành, tại sao lại bại?
Lục Giả bèn thuật qua những bằng chứng về sự tồn tại hay sự diệt vọng của
một nước, tất cả mười hai thiên. Mỗi khi một thiên đưa lên, bao giờ Cao Tổ
cũng khen, các quan hầu đều kêu “Vạn tuế” Gọi sách là Tân Thư.
4. Trong thời Hiếu Huệ hoàng đế, Lữ thái hậu cầm quyền chính muốn
phong họ Lữ làm vương, sợ các quan đại thần có tài biện luận. Lục Giả tự
xét không thể nào can được, bèn cáo bệnh xin thôi, về nhà, cho là đất
ruộng Hảo Chi tốt có thể làm nhà ở đấy. Giả có năm người con trai. Giả bèn
đem số ngọc trong túi đã có được khi đi sứ ở Việt ra bán được nghìn cân
vàng, chia cho mỗi người con trai ba trăm cân sai con lo làm ăn. Giả