tâu, người ăn trộm những vật dùng trong tông miếu của vua phải chém ở
ngoài chợ.
Nhà vua cả giận, nói:
- Hắn vô đạo, ăn trộm đồ ở miếu tiên đế, ta giao cho đình úy là muốn đình
úy giết cả họ hắn, nay nhà ngươi theo luật tâu thì không phải là cái ý muốn
tôn kính nơi tông miếu của ta.
Thích Chi cất mũ, để đầu trần tạ lỗi nói:
- Pháp luật như thế là đủ. Vả lại, cùng là tội hết cả nhưng phải theo chỗ sự
lẽ nghịch hay thuận để phân biệt nặng nhẹ. Nay hắn ăn trộm đồ ở tông miếu
mà giết cả họ hắn đi thì nếu như trong muôn một có một tên ngu dân lấy
một nắm đất ở Trường Lăng (9), lúc bấy giờ bệ hạ biết lấy gì mà trị tội
thêm nữa ?
Một hồi lâu, Văn Đế nói với thái hậu và cho đình úy là phải. Lúc bấy giờ
Điền Hầu Chu A Phu làm trung úy và Sơn Đô Hầu Vương Điềm Khai làm
tướng quốc nước Lương thấy Thích Chi xét xử công bình nên kết làm bạn
thân. Vì vậy Trương đình úy được thiên hạ khen ngợi.
Về sau Văn Đế mất, Cảnh Đế lên ngôi. Thích Chi sợ cáo bệnh, muốn từ
quan về vì sợ bị giết đến nơi. Ý ông ta muốn yết kiến nhà vua để tạ lỗi
nhưng chưa biết làm sao. Thích Chi dùng mưu kế của Vương Sinh, rốt cục
yết kiến nhà vua, tạ tội. Cảnh Đế không bắt lỗi.
Vương Sinh là một người ẩn sĩ thích nói về Hoàng Đế, Lão Tử. Có lần
được triệu vào triều đình, các tam công và cửu khanh đều đứng ở dấy.
Vương Sinh là người già, nói:
- Tôi tụt giày.
Quay lại bảo Trương đình úy:
- Buộc giày cho tôi.
Thích Chi quỳ xuống buộc giày. Sau đấy, có người bảo Vương Sinh:
- Tại sao riêng ông lại làm nhục Trương đình úy ở triều đình bắt ông ta
buộc giày ?
Vương Sinh nói:
- Tôi già và hèn, tự nghĩ rằng suốt đời chẳng giúp được gì cho Trương đình
úy. Trương đình úy hiện nay là vị quan có danh trong thiên hạ. Tôi cố ý