lòng rất ghét Ảm. Tuy thiên tử không thích nhưng họ muốn tìm việc để giết
Ảm. Hoẵng làm thừa tướng nói với nhà vua:
- Ở trong hữu nội sử có nhiều quý nhân, tôn thất, khó trị. Nếu không có một
vị quan đã từng nổi danh thì không làm được trách nhiệm ấy. Xin cho đổi
Ảm làm hữu nội sử.
Ảm làm hữu nội sử mấy năm, việc quan không bỏ trễ.
Đại tướng quân Vệ Thanh càng được tôn trọng, chị là hoàng hậu, nhưng
Ảm vẫn đối xử ngang hàng. Có người nói với Ảm :
- Thiên tử muốn quần thần kính trọng đại tướng quân. Đại tướng quân được
tôn trọng lại càng quý, ông nên lạy là phải.
Ảm nói:
- Đại tướng quân có người khách vái dài, thế là không được tôn trọng hay
sao ?
Đại tướng quân nghe vậy lại càng cho Ảm là người hiền, thường mời hỏi
những việc quốc gia triều đình chưa quyết định, đối xử với Ảm hơn hẳn
ngày trước.
Hoài Nam Vương mưu phản, sợ Ảm, nói:
- Ảm thích can thẳng, giữ khí tiết, chịu chết theo chính nghĩa, khó lấy điều
phản bội mà dụ dỗ ông ta được. Còn như thuyết phục thừa tướng Hoẵng thì
cũng dễ như mở đồ đậy, chọc lá sắp rụng mà thôi.
Sau khi nhà vua nhiều lần đánh Hung Nô thành công, lời nói của Ảm lại
càng không được nghe. Trước kia Ảm ở vào hàng cửu khanh, trái lại Công
Tôn Hoẵng, Trương Thang là quan lại nhỏ. Đến khi Hoẵng và Thang càng
ngày được thăng lên ngang hàng với Ảm. Ảm lại mắng nhiếc chê trách
Hoẵng và Thang. Ít lâu sau, Hoẵng làm đến thừa tướng được phong làm
hầu, Trương Thang làm đến ngự sử đại phu. Vì vậy trong thời của Ảm,
thừa tướng, ngự sử đều cùng ngang hàng với Ảm lại có phần được tôn
trọng, tin dùng hơn. Ảm là người hẹp hòi không khỏi oán thán. Khi yết kiến
nhà vua, Ảm nói:
- Bệ hạ dùng bày tôi như chất củi mà thôi, ai đến sau thì ở trên.
Nhà vua im lặng. Một lúc sau Ảm rút lui. Nhà vua nói:
- Người ta quả là không thể không có học, xem Ảm nói thì ngày càng quá