nhận được ân huệ của Ngài và toàn thể dân chúng sống yên vui. Đó là
do ân đức của Ngài tỏa rộng khắp các tín đồ trung thành thờ phụng
Ngài.
« Đức Bồ tát (BODHISATTA) thể hiện lòng từ bi. Tuy là dòng dõi
bình dân, nhưng khi Ngài biểu hiện được chính giác, Ngài đã tự hướng
tới đạo quả vô thượng, nơi mà Đại thừa và Tiểu thừa chưa đạt tới. Trong
những kiếp liên tục, Ngài thu thập nhiều điều thiện và trong lục đại
duyên khởi, Ngài đã thực thi lòng từ bi, trắc ẩn và hăng hái vượt khỏi
vòng kiếp ba. Bạc vàng châu báu, kể cả bản thân, Ngài đã bố thí hết.
Ngài cũng chẳng ưa sống ghét chết. Trong lục đạo, Ngài đã cải tâm
người nào có mang nặng nghiệp vào thân và Ngài đã đi trọn vòng thập
giới. Khi đạo quả và đạo hạnh của Ngài đạt tới chính giác, nơi mà vạn
phước, tri thức và hòa điệu tuyệt diệu vĩnh cửu, ánh hào quang từ bi của
Ngài đã soi sáng cõi hồng trần. Chúng sinh được thấm nhuần ơn huệ
của Ngài và đôi khi thụ được đạo pháp. Ảnh hưởng phổ độ chúng sinh
của Đức Phật mênh mông sáu cõi, chúng sinh nào mà chẳng được ban
ơn.
« Bệ hạ cũng tôn trọng Đại đạo và nghiêng mình trước Tam Bảo vì
Ngài nhận thấy trong muôn vàn cảnh ngộ, ơn huệ Phật giáo đã lay động
tám hướng mười phương. Trong Vương quốc cũng như các đô thị, ánh
hào quang của đấng Từ bi đã thuần lương hóa phong tục giống như Đức
CAKRA DEVENDRA chế ngự tất cả chư Thần DEVAS.
« Bệ hạ là đấng chí tôn sống hòa hợp với tất cả thần dân, bốn biển
đều tỏ lòng quy phục. Ơn vũ lộ chảy tràn không bờ bến, ngập sâu Vương
quốc nhỏ bé của kẻ thần phục Bệ hạ ».
« Hoàng đế Trung Hoa đáp rằng : « Đúng là Thần « Ma-hê-Thù-
la », hiển linh uy lực và ban phước cho lãnh thổ ấy. Mặc dầu đó là
những tập quán xa xôi, những phong tục khác lạ, Trẫm cũng lấy làm
hoan hỉ vô cùng. Được biết tên CƯU-THÙ-LA (Kieou-Tch’eou-Lo) nổi
loạn tại Phù Nam và chiếm đoạt nước Lâm Ấp, tụ tập bọn bất lương