SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 15

Ellsberg là một nhân vật rất phức tạp. Bố mẹ là người Do Thái trung lưu

cải đạo Thiên Chúa giáo, ông vừa trí thức vừa là người hành động, có thiên
bẩm phân tích đặc biệt. Cá tính của ông mạnh đến nỗi nhiều khi thoát ra
khỏi mọi kiểm soát, tình cảm luôn luôn tranh chấp nhau, có thể vừa là một
nhà lãng mạn xuất sắc vừa là một tu sĩ khổ hạnh phức tạp. Khi đã tin điều
gì ông sẽ tin đến cùng và là người cổ động cuồng nhiệt cho điều đó. Ông đã
tranh thủ những lợi thế nhà nước tạo cho để học hành lâu dài, tạo được một
vị trí nổi bật giữa tập thể những viên chức dân sự, quân sự phục vụ chính
phủ thời kỳ Thế chiến thứ hai. Ông chứng minh khả năng chiến đấu của
mình qua ba năm là đại úy Hải quân. Trường đại học Havard chọn ông lúc
còn ở quân đội làm thành viên của hội những sinh viên trẻ xuất chúng, cho
phép ông bảo vệ học vị tiến sĩ. Rồi ông được tập đoàn máy bay quân sự
tuyển mộ cho kế hoạch chiến tranh hạt nhân chống lại Liên Xô, Trung Hoa
và những nước cộng sản khác. Do vậy ông biết rõ những bí mật nối tiếp
nhau của đất nước. Sự thành công của ông ở tập đoàn cho ông ông những
tiếp xúc với Lầu Năm Góc, được bổ nhiệm làm trợ lý đặc biệt của thứ
trưởng Quốc phòng về những vấn đề an ninh quốc tế, thực chất là phụ trách
đối ngoại của quân đội.

Năm 1965 mong muốn hoạt động vì quyền lợi Mỹ, ông tình nguyện sang

Việt Nam chỉ huy một đại đội Hải quân. Người ta bài bác vì vị trí trong
chính quyền của ông quá cao không nên làm một việc tầm thường như thế.
Ông bèn xoay sở sung vào kíp mới của Lansdale khi ông này trở lại Việt
Nam năm 1965 nhằm cố gắng cải tổ lại chính quyền Sài Gòn và thực thi
một chương trình bình định có hiệu quả. Hai năm sau Ellsberg trở lại tập
đoàn nghiên cứu chiến tranh hạt nhân, suy sụp về một chuyện tình duyên và
yếu sức vì bệnh gan. Nhưng nhất là ông chán nản về sự bạo tàn ngày càng
tăng của cuộc chiến tranh hủy diệt Westmoreland sử dụng và về sự từ chối
của chínhq uyền Mỹ áp dụng một chiến lược khác, cách duy nhất để bào
chữa cho những cuộc giết người, tàn phá làng mạc. Cuộc tấn công dịp Tết
năm 1968 kéo ông khỏi sự chán nản. Ông đã kết luận vũ lực tàn bạo ở Việt
Nam là điên rồ vô đạo đức. Trong lương tâm ông thấy cần ngăn chặn cuộc
chiến tranh này. Mùa thu năm 1969 ông bí mật sao in 7.000 trang tối mật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.