năm cánh đối với họ thời chiến tranh chống Pháp là biểu tượng của một
nước Việt Nam hồi sinh. Ở các thành phố, những buổi lễ hình thức lớn hơn
với những chối bỏ tập thể. Những bức ảnh của Hồ Chí Minh, những giấy tờ
tuyên dương, hình thức khen thưởng trong các đơn vị chiến đấu Việt Minh
và tất cả những kỷ niệm khác về cuộc kháng chiến đều bị đốt cháy. Tháng
Hai năm 1956 ở Sài Gòn các viên chức và gia đình họ bị tập trung hàng
loạt tham dự một buổi lễ sám hối tập thể của hai nghìn Việt Minh cũ.
Bumgardner nhớ lại thời kỳ ấy Cơ quan thông tấn Mỹ (USIS) phát hiện
danh từ “Việt Minh “có một nghĩa mở rộng là yêu nước và Diệm đã phục
vụ cho cộng sản khi gọi tất cả những người Việt Minh là “bọn Đỏ”. Vì vậy
những chuyên gia Mỹ về chiến tranh tâm lý sáng tạo ra chữ “Việt cộng “,
viết tắt của những người Việt Nam cộng sản và thuyết phục báo chí Sài
Gòn dùng chữ ấy. Họ nghĩ rằng danh từ mới này có nghĩa xấu vì trong từ
điển của họ “chủ nghĩa cộng sản “đồng nghĩa với “xấu”. Nhưng Diệm sử
dụng danh từ này với thái độ dè dặt. Không phải chỉ riêng ông có khó khăn
trong việc áp dụng mưu mẹo này của USIS. Mùa xuân năm 1959 trung
tướng Samuel Myers thể hiện sự hài lòng về chiến dịch chống cộng sản của
Diệm trước một cuộc họp thượng nghị viện về quan hệ quốc tế. Ông khoe
khoang “quân nổi loạn Việt Minh ... bị gậm nhấm liên tục đến mức không
còn là một mối đe dọa lớn của Chính phủ nữa”. Chỉ đến đầu năm 1960, nhờ
những nỗ lực của Bumgardner và đồng sự mà danh từ “Việt cộng “được
dùng thông thường trong cộng đồng người Mỹ và chính phủ Sài Gòn.
Nhưng cũng như bao thao tác giải phẫu thẩm mỹ người Mỹ đưa ra, điều đó
không thay đổi được lịch sử của người Việt Nam. Người ta gọi họ như thế
nào tùy thích, Việt Minh vẫn luôn là Việt Minh.
Gia đình Ngô Đình không chỉ hài lòng bỏ tù, tra tấn và ám hại những cựu
binh kháng chiến còn sống ; họ tấn công cả vào người chết, một sự thóa mạ
nặng nề nhất vào nền văn hóa Việt Nam. Diệm ra lệnh xúc phạm tất cả
những đài liệt sĩ và nghĩa trang Việt Minh. Lòng tôn kính tổ tiên, sự hiếu
thảo và những quan hệ gia tộc ở Việt Nam hun đúc ở những lễ tang và giữ
gìn mồ mả, thành một tập tục linh thiêng. Nông dân tuổi cao lúc có điều
kiện khi còn sống đã mua quan tài đảm bảo cho lễ tang của mình thật xứng