SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 177

đáng. Vann và các cố vấn Mỹ khác năm 1962 cho rằng nếu người Việt khi
có thể đều mang những người chết đi là để che giấu thiệt hại. Đấy không
phải lý do chính. Những người sống vượt nguy hiểm để mang theo những
xác chết vì họ biết những người chết được chôn cất tử tế là điều quan trọng.
Lời nguyền rủa nhục nhã nhất đối với một người Việt Nam là xúc phạm
đến mồ mả tổ tiên họ. Triều đại anh hùng Nguyễn Huệ bị kình địch phá tan
sau khi ông chế. Trước khi tra tấn và giết hại, họ làm nhục con ông bằng
cách buộc chứng kiến người ta khai quật xương của bố và để cho những
người lính bình thường đái vào. Người Pháp đào mồ mả tổ tiên của Phan
Đình Phùng, người nổi dậy chống lại họ kiên cường nhất vào cuối thế kỷ
XIX và trưng bày di hài để cố đập tan lòng can đảm của ông.

Hiệp định Geneve qui định những nhóm hỗn hợp Việt Minh, quân đội

Pháp và quân đội Nam Việt Nam có quyền đi lại ở hai miền để tìm kiếm di
hài những người tử trận và tập hợp vào những nghĩa trang cố định. Người
Pháp biến thung lũng Điện Biên Phủ thành một thánh địa cho 8.000 lính
Pháp và 3.000 lính Việt Nam trong quân đội thực dân Pháp chết tại đó.
Tháng Năm năm 1955 một nhóm hỗn hợp Pháp – Nam Việt Nam đến Điện
Biên Phủ để nhận thi hài và chuẩn bị xây dựng một hầm lớn chứa hài cốt
tôn vinh các nạn nhân của hai phía với lực lượng lao động do tướng Giáp
cung cấp. Diệm, ngược lại, đã chọn cách đái tượng trưng vào mồ mả những
người Việt Minh miền Nam. Ông cấm các nhóm miền Bắc đi lại trong miền
Nam và ra lệnh dỡ bỏ mọi đài tưởng niệm, nghĩa trang Việt Minh có ở đó.
Ở miền Bắc các nhà lãnh đạo cộng sản không san bằng các nghĩa trang
nhưng để trả đũa, họ bãi bỏ những giấy phép đi lại của người Pháp và Nam
Việt Nam. Những người chết ở Điện Biên Phủ vẫn còn đấy. Với lòng thù
hận chủ nghĩa cộng sản, Diệm đã từ chối một đám tang tôn vinh người chết
của chính quân đội ông ở miền Bắc.

Thời kỳ ấy ở Hoa Kỳ chiến dịch chống cộng sản của Diệm không được

biết bao nhiêu và từ đó đến nay thực tế không có gì được xuất bản. Những
năm đó, báo chí Mỹ không quan tâm nhiều đến Việt Nam. Các quan chức
CIA ở Sài Gòn, các nhà ngoại giao và tướng lĩnh đã có thể nói lên một ít
ghê tởm nếu họ nghiêm túc quan sát vấn đề tra tấn. Họ vờ không biết, xem

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.