không vì thế mà hoảng sợ. Trong 9 năm kháng chiến họ luôn luôn theo
tiếng gọi của Việt Minh.
Bốn giờ sáng, trinh sát của du kích địa phương phân tán nhiều cây số
trong vùng xung quanh hai ấp nghe tiếng động cơ ô tô. Liên lạc chạy ngay
đi báo cáo, chỉ huy tiểu đoàn lập tức ra lệnh chuẩn bị chiến đấu. Quân lính
đêm trước đã tập dượt, nắm lấy vũ khí ra những vị trí được xác định trong
hố cá nhân nông dân đã giúp họ đào và ngụy tranh dưới tán cây.
Tân Thới nối liền ấp Bắc theo một con kênh hai bên bờ là những hàng
cây che khuất những hoạt động giữa ban ngày. Như vậy hai ấp hình thành
hai vị trí tương hỗ. Viên chỉ huy tập trung lực lượng chủ yếu trong ấp Bắc,
chỗ khó tự vệ hơn : đại đội 1 của tiểu đoàn ông được bổ sung hai trung đội
bắn giỏi với một súng máy cỡ 30 và phía nam hoặc phía tây. Mà từ phía
nam có một nhánh suối chảy về phía tây với hàng cây bao phủ. Ông bố trí
một trung đội bộ binh trong những chiếc hố dưới tán cây, trên bờ suối ; ở
đây họ nhìn thông thoáng ra đồng ruộng phía nam.
Phía tây ấp Bắc, một con kênh tưới chảy theo hướng bắc nam, trên bờ là
một con đê rộng đầy cây. Viên chỉ huy bố trí phần đại đội còn lại trong
những chiếc hố dưới cây. Con đê hẹp nhất cũng được một mét, ngoài ra thì
rộng hơn nhiều, chỗ khống chế cả cánh đồng. Do địa hình không đồng đều
nông dân xây dựng con đê và con đập không theo một đường thẳng mà
khúc khuỷu giữa đồng ruộng, cho phép Việt cộng bắn chéo binh lính tấn
công. Hai khẩu súng máy và những kẩu Browning tự động cũng bố trí để
có “một tầm bắn chéo “theo lối nói của quân đội Mỹ. Viên chỉ huy rải nửa
lực lượng – Đại đội 1 của tiểu đoàn 514, được một trung đội của tỉnh tăng
cường – một cách tương tự dọc theo con đê kênh tưới bao ba phía lộ ra của
Tân Thới.
Từ trên không hoặc ngoài đồng ruộng, người ta chỉ có thể thấy hai ấp là
những pháo đài giống nhau của một chiến lũy. Trong những hàng cây là sự
xen lẫn bình thường của cây cối vùng đồng bằng : chuối, dừa, tre, cọ và
những cây gỗ cứng dùng trong xây dựng, dưới gốc là bụi rậm dày đặc.
Dưới sự hướng dẫn của các sĩ quan, áp dụng kỹ thuật này trong chiến tranh
chống Pháp, nông dân và các chiến sĩ đào hố mà không làm khô héo lá cây.