ngăn Harkins làm một việc khinh suất, sẽ gây ra một vụ bê bối mới với báo
chí.
“Ông không nên làm điều đó, ông nói với Harkins. Họ sẽ đóng đinh câu
rút ông”.
Ông nhắc viên tướng rằng các sĩ quan báo chí của Phái đoàn viện trợ đã
tung Vann lên và Vann cũng biết tác động các nhà báo vốn tôn vinh anh. Họ
sẽ vội vã nhảy vào việc bãi chức anh dù xác đáng hay không và đưa tin như
là một hành động phục tùng của Hoa Kỳ đối với chế độ Sài Gòn. Sẽ là một
thảm họa.
Timmes nhận thấy lập luận của ông có tác dụng. Harkins bình tĩnh lại và
lắng nghe ông. Timmes cũng nêu lên nguy cơ làm nản lòng những cố vấn
khác nhưng ông nhấn mạnh chắc chắn sẽ bê bối.
“Tôi xin ông, hãy để tôi giải quyết vấn đề này”.
Vann chỉ còn ba tháng phục vụ ở Việt Nam. Timmes đề nghị để anh ở lại
Sư đoàn 7 trong một thời gian thích hợp rồi cử anh lên cao nguyên và ra bờ
biển miền Trung với lý do anh cần có sự phân tích khách quan về diễn biến
chiến tranh ở vùng này. Harkins chấp nhận.
Mấy ngày sau, Timmes thăm dò Porter, nói với ông Harkins rất giận
Vann và muốn ông, Porter loại bỏ anh ấy. Hai người biết nhau đã nhiều
năm và là bạn thân của nhau. Porter chao đảo, phản ứng ngay :
“Tôi sẽ tự trừng phạt mình nặng trước khi trừng phạt Vann”.
Đấy là một lời đe dọa ngầm : nếu người ta đề nghị ông thải hồi Vann,
ông sẽ đề nghị cách chức cả chính ông. Các nhà báo lại có một vụ bê bối
mới để rùm beng và vì Portert không phải về Hoa Kỳ trước cuối tháng Hai,
tương lai trước mắt của Vann được đảm bảo.
Về phần mình, Vann làm dịu bớt cơn giận của Harkins khi nói rõ sự sai
trái. Anh không thể nói với các nhà báo. Chắc họ nghe được những gì anh
nói với Harkins và những người khác nhưng đấy không phải lỗi của an vì
anh không có quyền kiểm soát người lạ vào trạm chỉ huy và trách nhiệm đó
giao cho các sĩ quan Sài Gòn. Và anh quá lịch sự , không mời các đại diện
báo chí ra ngoài. Anh cho rằng, họ có mặt bất chợt nghe được những gì anh
nói từ máy bay quan sát. Không ai quanh Harkins khá thông minh để nghi