vùng đồng bằng biểu dương thắng lợi và các chiến sĩ. Bộ chính trị ở Hà Nội
qua Mặt trận giải phóng miền Nam thông báo chiến dịch 3 tháng “thi đua
với ấp Bắc “kéo dài trong hai năm. Tất cả bắt đầu phát triển rất nhanh. Cơ
quan tình báo của Harkins ước tính trong mùa khô từ tháng Mười năm 1962
đến tháng Tư năm 1963, Việt cộng miền Bắc thâm nhập vào Nam gần bằng
mức độ trước đây, khoảng 6.000 người mỗi năm. Sau này người ta được
biết sau trận ấp Bắc, lòng tin của Hà Nội vào chiến thắng làm tăng quân số
lên gấp đôi qua những con đường Lào và cao nguyên : từ 850 mỗi tháng
trong những năm 1961 – 1962 lên đến 1.700, tất cả những cán bộ Việt
Minh miền Nam cũ ra Bắc năm 1955, những “cán bộ mùa thu “nay về tăng
cường cho “cán bộ mùa đông “chống chọi với sự khủng bố của Diệm và
phát động cuộc nổi dậy năm 1957. Phần lớn là binh lính đã phục vụ trong
quân đội miền Bắc, nay là những sĩ quan, hạ sĩ quan cho quân đội Việt
Minh thứ hai : chuyên gia truyền tin, tình báo, vũ khí hạng nặng và cả
những huấn luyện viên như nhóm Cao đã để sổng mất. Trong số họ, cũng
có một ít nhân viên dân sự được đào tạo trong chính quyền miền Bắc, sẽ
đóng vai chính quyền Việt cộng bí mật hoặc chuyên về công tác phản gián
hoặc khủng bố. Tất cả những người ấy đều là chuyên gia. Với những cán
bộ cũ của miền Nam, họ là khung thép của ngôi nhà mà nông dân địa
phương sẽ là xi măng của những bức tường. Họ tuyển mộ hàng loạt. Ví dụ
ở tỉnh Kiến Hòa ngay phía nam Mỹ Tho, 2.500 thanh niên nông dân tình
nguyện đi theo Việt cộng. Tuy tỉnh trưởng ở đó đã chiến đấu chống Pháp 4
năm bên cạnh Việt Minh rồi đào ngũ qui thuận lực lượng Sài Gòn, biết rõ
chiến thuật du kích và rất nghiêm túc áp dụng chương trình bình định.
2.500 người tình nguyện hầu hết là từ những ấp chiến lược của ông ta ra đi.
Nhưng không phải chỉ có nhân lực bí mật chuyển nhanh chóng vào Nam.
Sau trận ấp Bắc, Hà Nội quyết định bắt đầu đưa vũ khí hạng nặng vào cho
quân đội Việt cộng. Cho đến lúc đó, Hồ Chí Minh chưa làm điều ấy vì kinh
nghiệm của ông cho thấy để phong trào du kích có hiệu quả cần biết tự
trang bị cho mình vũ khí bắt được của địch. Nhưng vũ khí hạng nặng không
thể lấy của đối phương với lượng đủ dùng và Hà Nội vẫn có ý định cung
cấp. Quân đội Việt Minh thứ hai cần súng bắn máy bay để làm phi công