nhiệm không nghĩ các nhà báo vạch sai sót của mình. Việc bảo mật các hội
nghị và giấy tờ trao đổi giữa các nhà cầm quyền góp phần củng cố cảm giác
sai lầm khi họ cân nhắc, đánh giá sự việc. Việc bảo mật ấy cứu đất nước
những năm bốn mươi, trong những năm sáu mươi trở thành vỏ bọc che dấu
hệ thống không còn phù hợp với thực tế nữa.
Các phóng viên chiến tranh ở Việt Nam cũng chỉ nêu lên những chi tiết
chứ không đi vào chiều sâu. Chúng tôi xem như có bổn phận phối hợp
chiến thắng khi nói sự thật cho quần chúng mà cũng là trình bày những sự
việc lên những người có trách nhiệm để họ quyết định đúng. Sự ngu dốt và
lý tưởng Mỹ của chúng tôi cản trở việc phân tích sự thật sâu sắc về Việt
Nam dưới những thực tế bên ngoài. Sự thiếu hiểu biết ấy bảo vệ nghề
nghiệp của chúng tôi. Nếu một nhà báo có đủ tài liệu và vô tư xét lại cơ sở
của sự can thiệp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh này, anh ấy lập tức bị
thải hồi vì “nổi dậy”. Cuộc tranh chấp xuất xứ từ tính lô gíc đặc biệt trong
khi chúng tôi tấn công vào những chi tiết.
Chúng tôi cũng chẳng phải thần thánh. Theo lời chỉ trích của Harkins và
Nolting, chúng tôi thiếu “già dặn và kinh nghiệm”. Đấy chính là những
thiếu sót cho phép chúng tôi tiếp thu ý nghĩa phê phán. Việt Nam là cuộc
chiến tranh đầu tiên của chúng tôi. Chúng tôi nhận ra sự mâu thuẫn giữa
những gì mình thấy và những gì nghe được ở những người mình kính trọng
nhất, gần nhất là các cố vấn tại chỗ như Vann và những gì những cấp có
thẩm quyền cao nhất nói. Như vậy chúng tôi bắt đầu nghề nghiệp của mình
với sự khác nhau thường xuyên mà các nhà báo trong Thế chiến thứ hai
không biết đến.
Mâu thuẫn ấy thể hiện rõ trong một cuộc đối thoại vào đầu năm 1962 giữ
đại sứ Nolting và người Pháp Francois Sully, lúc ấy là phóng viên tờ
Newsweek. Ông này sang Đông Dương năm 1949, viết về cuộc chiến tranh
Pháp Việt cho tờ TIMES. Sai lầm đất nước ông mắc phải giúp ông nhận xét
sáng suốt hơn sai lầm của Hoa Kỳ và những phóng sự của ông rất nhiều bài
gây ấn tượng mạnh. Vị đại sứ bực tức bài báo ông viết về cuộc hành quân
“Mặt trời mọc “, cuộc tập trung đầu tiên nông dân vào “những ấp chiến