Bàn tay, cánh tay và vai lúc nào cũng hoạt động khi anh nói, thể hiện trí
tuệ sối nổi, chỉ ngón tay để nhấn mạnh quan điểm, nếu phát hiện ra điều gì
đó hoặc thỏa mãn về lối trình bày của mình anh thường vừa cười vừa đấm
bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Khi phải giải thích một vấn đề phức tạp,
anh vung cánh tay như một chiếc máy bay lượn và bổ nhào xuống. Người
ta có cảm tưởng anh đấu quyền với tư duy khi nói để tự thuyết phục lý lẽ
của mình và đánh bật những ý nghĩ sai trái.
Anh là một nhà báo hiếm hoi để lại dấu ấn trong dư luận công chúng
đương thời vì anh không bao giờ bỏ qua những sự việc sốt dẻo. Thế giới
đối với anh có hai màu đen, trắng, xen lẫn một ít màu xám. Một trong
những động cơ chính của anh là phẫn nộ chống bất công và điều xấu, đã lôi
cuốn anh qua năm năm, ngay sau khi tốt nghiệp trường Harvard năm 1955,
làm việc với báo chí miền Nam Hoa Kỳ, đặc biệt về phong trào quyền công
dân. Những bài báo anh viết trên REPORTER , một tạp chí cố gắng tổng
hợp giữa bảo vệ tự do cá nhân và chống cộng sản theo mốt thời đại, rồi
được nhà xã luận James Reston, trưởng phòng ở Washington đưa vào làm
việc cho NEW YORK TIMES.
Nhưng Halberstam cũng có thể tàn bạo ghê gớm. Ngay ở Harvard, anh
đã đụng độ dữ dội với một trong những người bạn để nắm lấy việc chỉ đạo
tờ báo của trường đại học, tờ CRIMSON. Anh bị thương về việc đó nhưng
đã thắng. Khi người ta hỏi vì sao anh đánh nhau đến mức hạ nhục một
người bạn, anh suy nghĩ một lúc rồi kết luận “Tôi nghĩ tôi là một kẻ giết
người”. Anh bất công với bản thân mình, thường giúp đỡ và thân thiết với
những người khác nhưng cũng tùy vào từng lúc. Sự cứng rắn ấy thể hiện ở
văn phong và phép ẩn dụ anh đã mượn trong chiến tranh và trên đấu
trường như các võ sĩ thời trước. Anh nói “Một phóng viên tốt cần nắm lấy
cổ họng “, phải tìm điều cần thiết, tranh thủ lòng tin cậy của người đọc rồi
khi có dịp , đè bẹp họ bằng một loạt thông tin như một tràng trọng pháo bắn
chặn.
Thế hệ David Halberstam của những năm 50 tiếp xúc chủ yếu với “chiến
tranh lạnh “là thế hệ cuối cùng đối mặt với thế giớ một cách ngây ngô.
Người ta mất đi sự vô tư trong chiến tranh và ý thức được những hậu quả