SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 40

sản và đưa những người chiến đấu bên cạnh anh vào chỗ chết không chút
ân hận. Anh cho rằng anh và những người đồng hương có quyền, với điều
kiên có tính toán, không ngoan tác động về cái sống và cái chết của những
người khác khi cần đánh nhau. Định đề ấy được chống đỡ bằng niềm tự hào
là một trong những sĩ quan giỏi nhất của quân đội Hoa Kỳ, quân đội mạnh
nhất thế giới nhưng anh cũng ý thức rằng anh và quân đội ấy là một thực
thể lớn nhất mở rộng của tính kiêu ngạo : anh là một trong những người
bảo vệ nước Mỹ.

Khi Vann sang Việt Nam năm 1962, nước Mỹ đã có được uy lực lớn nhất

trong lịch sử. Hoa Kỳ bố trí 850.000 quân lính và cong chức dân sự ra
ngoài biên giới trong 106 nước. Từ tổng hành dinh Thái Bình Dương trong
núi rừng trên Trân Châu Cảng đến hạm đội Subic Bay ở Philippines và
những lô cốt bê tông đến đường ranh giới Triều Tiên, 410.000 người được
rải ra trong bộ binh, hải quân và lực lượng không quân ở Thái Bình Dương.
Ở Châu Âu và Trung Đông từ những cơ sở tên lửa hạt nhân dấu kín ở đồng
bằng yên tĩnh nước Anh đên những bãi thao diễn chiến xa ở biên giới Tiệp
Khắc, những tàu sân bay của Hạm đội 6 trên Địa Trung Hải, những trạm
sóng điện tử dọc biên giới Xô viết ở Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, 410.000 bộ binh,
thủy quân, không quân khác túc trực. Nếu thêm vào đó những nhà ngoại
giao, nhân viên CIA và các đại diện chính thức của cơ quan dân sự khác
nhau cùng vợ con họ, khoảng 1.400.000 người Mỹ phục vụ đất nước họ ở
nước ngoài trong những năm 1962. John Vann tự cho mình là một trong
những chỉ huy của đoàn quân viễn chinh gồm cố vấn, phi công lái máy bay
lên thẳng và máy bay ném bom, như một thành viên của những lực lượng
đặc biệt mà tổng thống Kennedy vào tháng Mười một năm 1961 đưa sang
miền Nam Việt Nam, tiền đồn bị đe dọa của đất nước ông ở Đông Nam Á.
Trong lúc gió quất mạnh vào mặt trên con đường Mỹ Tho, anh quyết tâm
hơn bao giờ hết không để những người cộng sản thắng trận ở phía bắc đồng
bằng sông Cửu Long.

Vào cuối tháng Năm năm 1962 này đồng bằng sông Cửu Long có khung

cảnh của một thiên đường sung túc. Ngọn gío mùa khăc nghiệ đấu tháng
thúc đẩy nhanh hạt lúa nảy mầm, những ngọn mạ xanh sẵn sàng vào giai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.