uốn. Bên trong là “một cảnh hoàn toàn chán nản”. Ngôi nhà đầy ắp sự lộn
xộn “những túi mì, ngô , xẻng, những hộp sơn, quần áo, thuốc bệnh, hộp
dầu ăn, sữa bột lẫn lộn cùng với đệm giường, ghế , tủ, ống thép, cưa, máy
xát lúa và những đồ dùng khác mà sau đó mới biết là chuyển đến từ một
kho dụng cụ”. William Pye, người Vann đến thay thế, một trung tá dự bị 52
tuổi tình nguyện làm việc cho chương trình AID, là một người trung thực,
dũng cảm nhưng rất nóng tính và cẩu thả. Ông đứng giữa “cái hầm lộn xộn
này”, sổ ghi và bút chì cầm tay “làm như đang lên bảng thống kê”. Văn
phòng Phái đoàn chỉ là mấy cái bàn để ở góc kho hàng và trên là giấy tờ để
lung tung, phủ đầy bụi như mọi vật ở quanh đó.
Vann hỏi nhà ở đâu, người ta chỉ một ngôi nhà mới xây bằng đá và vôi
vữa. Trừ mấy hàng dây thép gai bao quanh một cách vô ích, bên ngoài nhìn
thô sơ với cửa chớp gỗ. Bên trong cũng lộn xộn, bần thỉu như ở nhà kho.
Không có điện thắp sáng và dùng quạt, chỉ những ngọn đèn dầu làm ngôi
nhà ban đêm thêm ngột ngạt. Cũng không có vấn đề thư giãn trong các bữa
ăn : vì tế nhị, Vann thực ra đã quyết định sống với người Việt Nam , không
lui tới các ông sĩ quan và những cố vấn quân sự. Nhưng nhà hàng duy nhất
ở Bầu Trại, anh viết thư cho một người bạn ở Denver, là “rất khỏ bỏ một
miếng ăn vào miệng mà không có ruồi bâu trên đó”.
Muỗi không phải mối đe dọa chính cho sức khỏe một viên chức Mỹ hoặc
Sài Gòn ở Hậu Nghĩa. Người chịu trách nhiệm về xe máy của Phái đoàn ở
Sài Gòn đã thoái thác trước khi cho phép Vann mượn một chiếc xe để đi
Bầu Trại. Ông sợ không thu hồi được xe : Vann là sĩ quan Việt Nam hoặc
Mỹ đầu tiên ra khỏi Sài Gòn không có hộ tống đã nhiều tháng nay. Tất cả
những người khác đi trên đường với từng đoàn trang bị vũ khí. Nhưng
thường là nạn nhân của các vụ phục kích hoặc mìn; mỗi khi có thể họ đều
mượn trực thăng. Phần lớn các vùng trong tỉnh dù sao cũng không còn tiếp
xúc với Sài Gòn . Bốn huyện rút xuống còn ba vào giữa năm 1964 khi
huyện thứ tư, ở góc đông bắc đồng Tháp Mười, hoàn toàn bị bỏ rơi cho
quân du kích. Khi Vann đến vào đầu năm 1965, những con đường đến ba
huyện kia cũng bị cắt đứt. Không thể đi thẳng từ Bầu Trại đến Sài Gòn tuy
khoảng cách chỉ khoảng 30 cây số. Vann phải đi vòng, theo đường số 1 đi