Nguyễn Trí Hạnh là một ngoại lệ đơn giản. Ông ta không mua vị trí của
mình và vì thế không buộc phải vơ vét để trả nợ. Phần lớn các tỉnh trưởng,
huyện trưởng ở miền Nam Việt Nam phải bỏ tiền mua chức vụ. Người tiền
nhiệm của ông, bị bắt trong tháng Hai vì tham gia đảo chính hụt, được trả
tự do vào cuối mùa xuân nhưng phiền phức không phải đã hết. Ông ta đã
mua vị trí này năm 1964, lúc Hậu Nghĩa còn là một vùng tương đối yên ổn.
Trong lúc bị bắt, ông chưa trả hết nợ cho viên tướng bán tỉnh này cho ông
và chủ nợ đòi số tiền còn thiếu. Ngược lại, Hạnh không phải trả tiền vì
không ai muốn nắm quyền ở Hậu Nghĩa vào mùa xuân năm 1965.
Sự tha hóa gây ra tình trạng kém cỏi ở tất cả các cấp trong hệ thống. Giá
trị nghề nghiệp không có ý nghĩa trong việc chọn những người như Chinh,
chỉ huy hoặc không chỉ huy một sư đoàn như Sư đoàn 25. Họ giữ vị trí của
họ với khả năng quan hệ dựa trên sự tha hóa của cấp trên cũng như cấp
dưới. Như vậy, đồng tiền mới có vai trò cao nhất. Cơ chế ấy đã có giá trị
dưới chế độ Diệm, chỉ khác là lúc đó người ta có vị trí nếu trung thành với
họ Ngô Đình. Việc tôn trọng quyền lực cấp trên, cần thiết để điều hành
đúng đắn một nước đã suy yếu đi vì những phe nhóm và quan hệ gia đình,
tôn giáo , càng bị hủy hoại vì những đường dây đồi bại nội bộ. Ví dụ Hạnh
khó kiểm soát được ba huyện trưởng của tỉnh mình. Họ chạy chọt để được
tướng Chinh bảo vệ. Thậm chí Chinh cố vận động thải hồi huyện trưởng
thứ tư vì ông này độc lập và có khả năng, không hợp tác đầy đủ trong điệu
nhảy đút lót.
Chế độ Sài Gòn phát triển thành một hệ thống trong đó không ai có thể
cho phép mình giữ đôi bàn tay sạch sẽ. Để tự bảo vệ được mình, mọi người
phải mắc vào tròng. Lạm phát làm giảm tiền lương trong những năm của
Diệm và sự tha hóa xóa bỏ mọi lý do điều chỉnh. Lương thấp kỳ lạ (Hạnh
mỗi tháng chính thức nhận được không đến 200 đô la ) nên một người
muốn nuôi sống gia đình và giữ vững vị trí mình thì phải ăn cắp. Cách duy
nhất để một người Mỹ phân biệt một sĩ quan lương thiện và bất lương là
một đằng bớt xén công quỹ chỉ để sống và đằng kia nhằm làm giàu. Theo
tiêu chuẩn ấy, Hạnh là người lương thiện, cũng như Vann nhận xét Cao ở
Sư đoàn 7. Nhưng một người Mỹ phân tích để sống và làm giàu dễ hơn