cũng không muốn Hoa Kỳ thôi theo đuổi cuộc chiến và bỏ mặc đất nước
này cho số phận. Vừa quan tâm đến sự cần thiết làm giảm đau đớn, họ vừa
tin chắc không có sự lựa chọn nào khác là hy sinh nông dân Việt Nam cho
những chiến lược cấp thiết của Hoa Kỳ . Về điểm này, ít nhất họ cũng đồng
tình với ý kiến của cấp trên của họ ở Washington. John McNaughton,
nguyên giáo sư luật trường Havard, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phụ trách
an ninh quốc tế và chuyên gia đối ngoại bên cạnh McNamara, đã tóm tắt
quan điểm của Chính phủ trong tháng Ba. Giọng văn của nhà kỹ thuật cầm
quyền này rất hợp mốt thời đại nêu lên những lý do xác minh việc gửi quân
đội Mỹ tham chiến ở Việt Nam”.
70% - vì tránh một sự thất bại nhục nhã cho Hoa Kỳ (để đảm bảo danh
tiếng của chúng ta ).
20% - để giữ lại đất đai miền Nam Việt Nam (và những nước lân cận )
khỏi rơi vào tay đế quốc Trung Hoa.
10% - để nhân dân miền Nam Việt Nam sống tốt hơn và tự do hơn.
Hy sinh một dân tộc vì những lý do chiến lược thật đáng sợ khi người ta
đứng trước những nạn nhân. Vann và các bạn anh nghĩ việc hiến sinh ấy
thật vô sỉ nếu không đổi lại cho người Việt Nam một sự bù đắp tích cực. Họ
cũng tin thật lòng rằng nếu nông dân Việt Nam thấy rõ người ta không kể gì
đến lợi ích của họ, họ sẽ vĩnh viễn chẳng quan tâm đến lợi ích của những
người Mỹ.
Tuần lễ thứ hai của tháng Tám, Vann viết báo cáo về dự án đầu tiên của
anh. Ramsey, Bumgardner và Scotton tán thành, anh phân phối tài liệu cho
những người khác để họ tham gia ý kiến. Những kết luận của nhiều đêm
tranh cãi ở Bầu Trại và Sài Gòn được bổ sung vào bản viết cuối cùng 18
trang mà Vann đánh máy, ký tên một tháng sau đó, ngày 10 tháng Chín năm
1965. Tuy Vann không ghi tên các bạn anh là đồng tác giả, anh cũng không
tìm cách gán cho mình việc làm này. Trong lời mở đầu , anh công bố đề
nghị này của anh là kết quả góp sức của nhiều người có “tầm rộng lớn về
kinh nghiệm trong quá khứ và hiểu biết hiện tại” cùng vì “điểm chung là sự
phối hợp với kinh nghiệm trên đất Việt Nam và niềm tin vào một chính phủ