xuyên đầy máy bay tiêm kích của năm phi đội Hải quân. Hải quân có đơn
vị không quân riêng và phi công của họ là chuyên gia trong nghệ thuật mở
đường cho bộ binh.
Một số hiếm hoi Việt cộng thoát được qua vị trí của Hải quân lúc đêm
xuống. Đến tối hôm thứ hai thì mọi kháng cự chấm dứt. Một tiểu đoàn Việt
cộng bị đánh tan chỉ còn một số kinh hoàng trốn thoát và một tiểu đoàn
khác bị thiệt hại nặng. Hải quân làm chết 614 Việt cộng, thu 109 vũ khí.
Về phía Mỹ, 51 lính chết và 203 bị thương. Ba xe lội nước và hai xe tăng bị
ca nông không giật và lựu đạn tiêu diệt, một số khác bị hỏng. Máy bay lên
thẳng bị thủng nhiều lỗ vì đạn.
Tôi rời cơ quan báo chí sau hai năm ở Việt Nam để về NEW YORK
TIMES mà Charlie Mohr bây giờ là trưởng văn phòng Sài Gòn . Ông đã đề
nghị tôi trở lại cùng ông viết về chiến tranh . Tôi sang lại Nam Việt Nam
vừa đúng lúc để hôm sau ngày đụng độ, bay trên chiến trường. Hải quân
ngạc nhiên về sức chống cự của kẻ thù mới của họ. Tôi hỏi thiếu tướng
Frederick Karch trong vị trí chỉ huy, xem ông có ngạc nhiên như Hải quân
không. Đây là một người nhỏ thó, làn ria mép mảnh, một cựu chiến binh
trong Thế chiến thứ hai đã ra trận ở nhiều nơi. Karch trả lời tôi :
“Tôi đã nghĩ sau đợt tấn công đầu tiên của chúng tôi, họ sẽ không theo
đuổi cuộc chiến đấu nữa. Thế mà tôi đã nhầm !”.
Vann nghĩ máu lính Mỹ đổ xuống ngày càng nhiều buộc các nhà lãnh
đạo ở Washington và Sài Gòn phải nhận thấy những khuyết điểm của chế
độ hiện hành cùng “những sai lầm Hoa Kỳ mắc phỉa trong 20 năm cuối
này “như anh đã viết trong dự án. Anh đề mục cho tài liệu 10 trang của
mình : LÀM CHỦ CUỘC CÁCH MẠNG MIỀN NAM VIÊT NAM. Mục
tiêu của anh là tranh thủ được cảm tình của nông dân bằng chiếm lấy cuộc
cách mạng xã hội, khai thác có lợi cho Mỹ. Mục đích trước mắt là sử dụng
sự ủng hộ của tầng lớp nông dân để tiêu diệt Việt cộng . Mục đích lâu dài là
khuyến khích một khuôn mẫu khác của chính phủ ở Sài Gòn “Một chính
phủ quốc gia .. giải đáp được sự năng động của cuộc cách mạng xã hội “và
có thể tồn tại sau khi lính Mỹ rút đi.